CÂY THIẾU SILIC - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TRỒNG CÀ CHUA

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 2 năm trước1,1630

Silic tồn tại nhiều trong vỏ trái đất và tồn tại trong tất cả các loại cây trồng trong đất. Vì vậy, câu hỏi liệu silicon có cần thiết cho dinh dưỡng của thực vật hay không đã gây tranh cãi trong rất nhiều năm vì các lý do sau:

1) Ảnh hưởng của Silic đến sự phát triển của các cây không ưa Silic như cà chua, củ cải, cải thảo và hành lá chưa được chứng minh rõ ràng.

2) Thiếu thông tin về hoạt động sinh hóa của silic.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh các triệu chứng thiếu silic ở cây cà chua và xác định các điều kiện nào gây ra tình trạng thiếu silic này. Cùng Funo.vn tìm hiểu một số biểu hiện của cây thiếu silic bên dưới nhé!

1. Tại Sao Silic Lại Quan Trọng Đối Với Sức Khỏe Cây Trồng?

Dinh dưỡng silic được hấp thụ dưới dạng axit silicic và được lắng đọng dưới dạng silica vô định hình ngậm nước trong thành tế bào của thực vật. Silic đã được chứng minh là giúp thành tế bào vững chắc và lá cây đứng thẳng.

Silic kích thích sự hấp thụ chất dinh dưỡng và quá trình quang hợp của thực vật. Cây trồng được tăng cường silic sẽ khỏe hơn và tạo ra năng suất, chất lượng nông sản tốt hơn. 

Silic cũng đã được chứng minh là làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện nắng nóng và khô hạn.

Mặc dù bản thân silic không phải là dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cây, nhưng silic đã được chứng minh là có tác động cụ thể đến sự tương tác của cây trồng với kẽm, bo và mangan.

2. Các Vấn Đề Cây Thiếu Silic 

2.1 Các triệu chứng thiếu Silic ở cây cà chua

Đối với cây cà chua được trồng trong môi trường không có silic đã quan sát thấy các triệu chứng bất thường như ức chế sự kéo dài đỉnh và sự biến dạng ở các lá mới.

Những triệu chứng ban đầu của cây cà chua thiếu Silic

Đối với cây bị thiếu silic và có những biểu hiện bất thường, khoảng 3 tuần sau khi được cung cấp silic trở lại đã phát triển chồi bình thường, mặc dù các triệu chứng bất thường trước đó vẫn không thay đổi, do đó hình dáng của cây được bổ sung silic sau một thời gian bị thiếu silic trông giống như cây ghép (Hình. 2).

Những triệu chứng của cây thiếu Silic giai đoạn đầu, nhưng được bổ sung Silic sau khi ra chùm hoa đầu tiên


Đối với cây bị thiếu silic trong thời gian dài, đến sau giai đoạn ra nụ hoa đầu tiên, các triệu chứng bất thường trở nên trầm trọng hơn, lá biến dạng cực kỳ nghiêm trọng. Cây có thể nở hoa (Hình 3), nhưng không đậu quả.

Những triệu chứng cây thiếu Silic trong suốt quá trình thử nghiệm

Những cây được cung cấp đầy đủ silic sinh trưởng bình thường, nhưng khi được xử lý dinh dưỡng không chứa silic ở giai đoạn ra hoa, sau khoảng 10 ngày thì xuất hiện các triệu chứng bất thường nên hình thái của cây (Hình. 4) tương tự cây bị thiếu silic trong thời gian dài (Hình 3). Những cây này đã được nhận silic đến giai đoạn ra hoa sẽ mang một số trái bình thường cùng với những trái bất thường.

Những triệu chứng của cây cà chua thiếu Silic sau giai đoạn ra chùm hoa đầu tiên

Cây được cung cấp đầy đủ silic trong suốt quá trình thì sinh trưởng và đậu quả khá bình thường.

Như trong Hình 5, sự phát triển của cây chắc chắn phản ánh sự có mặt hay không có silic trong dung dịch dinh dưỡng.

Ảnh hưởng của nồng độ Silic trong dung dịch dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng của cây cà chua

2.2 Hàm lượng Silic trong lá

Trong nghiệm thức dinh dưỡng không có silic, hàm lượng silic trong lá cực kỳ thấp, khoảng 0,02% SiO2, trong khi hàm lượng này tăng lên khoảng 0,2 đến 0,8% SiO2 ở nghiệm thức sử dụng SiO2 100 ppm. 

Đặc biệt, hàm lượng silic cao nhất trong lá được ghi nhận ở lá thật thứ 7 hoặc thứ 8 ở nơi có chùm hoa đầu tiên của cây được cung cấp đầy đủ silic trong suốt quá trình và cả ở cây bị thiếu silic giai đoạn đầu nhưng được bổ sung silic từ giai đoạn ra hoa.

Những kết quả này rất có ý nghĩa khi so sánh các triệu chứng bất thường do dung dịch dinh dưỡng không có silic trong giai đoạn ra chùm hoa đầu tiên.

Ở cây được cung cấp silic đầy đủ trong giai đoạn đầu nhưng bị thiếu silic sau giai đoạn ra nụ hoa đầu tiên thì hàm lượng silic trong các lá mới phát triển sau thời gian đó hầu như thấp như ở cây bị thiếu silic trong suốt quá trình. Thực tế này cho thấy silic trong cây bất động và việc xuất hiện các triệu chứng bất thường trên lá mới của cây không được cung cấp silic sau giai đoạn ra hoa đầu tiên là do thiếu silic.

Tuy nhiên, ở cây bị thiếu silic ngay từ lúc mới trồng nhưng khi được cung cấp sau giai đoạn ra hoa đầu tiên, silic đã được chuyển đến tất cả các cơ quan của cây; và hàm lượng silic trong lá của cây này gần giống như của cây được cung cấp silic đầy đủ trong suốt quá trình. 

Ở những cây bị thiếu silic có biểu hiện bất thường, sau khi được bổ sung silic vào dung dịch dinh dưỡng, cây sẽ ra chồi mới mạnh mẽ với các lá bình thường. Những kết quả này rõ ràng cho thấy sự phát triển của thực vật đáp ứng với việc cung cấp silic.

2.3 Mối quan hệ giữa dinh dưỡng silic và hàm lượng lân, kali trong lá cà chua

Hình 6 cho thấy hàm lượng lân trong lá cao đáng kể trong môi trường không có silic, mặc dù các triệu chứng tổn thương do thừa lân và thiếu sắt (thường đi kèm với thừa lân), không được quan sát thấy.

Nồng độ lân trong lá

Hình 7 cho thấy rằng hàm lượng kali trong lá cũng cao đáng kể trong môi trường không có silic, nhưng sự thiếu hụt magiê do hấp thu quá mức kali không được quan sát thấy.

Nồng độ kali trong lá

Các triệu chứng bất thường trên ngọn của cây cà chua trồng không có silic tương tự như các triệu chứng nhiễm virus, thiếu bo và bị tổn thương khi phun auxin.

Hơn nữa, cây cà chua bị nhiễm virus không phát triển được chiều cao. Trong nghiên cứu này, các triệu chứng bất thường ở cây không có silic vẫn đang được đặt dấu hỏi có phải là do một số nội tiết tố bất thường trong cây gây ra hay không.

Tuy nhiên, tất cả các kết quả nêu trên đều cho thấy khả năng các triệu chứng bất thường là do cây cà chua bị thiếu silic.

2.4 Ảnh hưởng của nồng độ silic đến sự sinh trưởng sinh dưỡng của cây cà chua

Trong nghiên cứu này, bốn nhóm cây cà chua được trồng lần lượt trong các dung dịch có chứa 0, 5, 20 và 100 ppm SiO2. Như trong Hình 5, ở 2 nhóm thiếu silic, các lá mới xuất hiện gần ngọn ở giai đoạn đậu quả, mặc dù các triệu chứng của lô SiO2 5 ppm không nghiêm trọng như ở lô 0 ppm SiO2.

Ở 2 nhóm thiếu silic có chiều dài thân ngắn hơn cũng như khối lượng khô của ngọn và khối lượng tươi của quả thấp hơn nhiều so với nhóm trồng trong dung dịch SiO2 20 và 100 ppm (Bảng 1).

Ảnh hưởng của nồng độ Silic trong dung dịch dinh dưỡng lên sự sinh trưởng của cây

Hàm lượng silic trong lá khô của cây trồng trong dung dịch có 5 ppm SiO2 là khoảng 0,1%.

Điều này cho thấy rằng dung dịch dinh dưỡng có nồng độ SiO2 cao hơn 5 ppm sẽ không làm cây thiếu Silic, và cây cà chua có hàm lượng SiO2 nhiều hơn 0,1% trong lá khô sẽ là cây bình thường. Ít nhất, giới hạn nồng độ thấp hơn của dung dịch không gây thiếu Si cho cây cà chua có thể nằm trong khoảng từ 5 đến 20 ppm SiO2.

2.5 Ảnh hưởng của Silic đến sự sinh trưởng sinh sản của cây cà chua

Trong nghiên cứu này, sự thiếu hụt silic được quan sát thấy trong giai đoạn ra hoa chùm đầu tiên, kết quả trên cho thấy silic có một số ảnh hưởng quan trọng đến sự sinh trưởng sinh sản của cây cà chua.

Hơn nữa, cây cà chua được trồng trong môi trường không có silic hầu như không sinh quả. Khoảng 10% số hoa điều tra được phát hiện có một phần bao phấn bị thoái hóa.

Các hạt phấn bất thường (thừa màu, thiếu màu, không tròn hoàn hảo và kích thước không đều) đã được quan sát thấy ở hoa của cây được trồng trong môi trường không có silic.

2.6 Ảnh hưởng của độ dài ngày đến sự thiếu hụt Silic

Cả trong điều kiện ngày ngắn (8 giờ) và ngày dài (khoảng 12 - 14 giờ), sự thiếu hụt Silic được quan sát thấy trong trường hợp canh tác không có silic, đối với cây được trồng trong dung dịch SiO2 100 ppm thì phát triển bình thường.

Sự tăng trưởng (chiều dài ngọn, số đốt, khối lượng khô của ngọn và rễ) của cây không có silic thấp hơn rõ rệt so với cây được cung cấp silic, cả trong điều kiện ngày ngắn và ngày dài.

Ở những cây không có silic, trong điều kiện ngày dài, các lá phía dưới bị hoại tử nghiêm trọng hơn trong điều kiện ngày ngắn và sự phát triển của cây (chiều dài ngọn, số đốt và trọng lượng khô của ngọn) ở cây trong điều kiện ngày ngắn tốt hơn một chút so với cây trồng dưới điều kiện ngày dài tự nhiên.

Ở những cây được xử lý trong điều kiện ngày dài (9.000 lux, 3 giờ trước khi mặt trời mọc, 4 giờ sau khi mặt trời lặn), các triệu chứng thiếu silic rất nghiêm trọng và cây bị khô từ các lá phía dưới lên trên.

Sự phát triển của cây (chiều dài ngọn, chiều dài rễ, trọng lượng khô của ngọn và rễ) trong môi trường không có silic bị cản trở đáng kể ở điều kiện ngày dài, nhưng trong môi trường cung cấp silic 100 ppm, cây trồng trong điều kiện ngày dài hầu như không khác so với cây trồng trong ngày tự nhiên.

Do đó, các triệu chứng thiếu silic tăng lên trong điều kiện ngày dài và giảm trong điều kiện ngày ngắn.

2.7 Ảnh hưởng của bóng râm đối với sự thiếu hụt Silic

Với bóng râm (35%) các triệu chứng thiếu silic giảm và thời gian xuất hiện triệu chứng bị chậm lại khoảng 2 tuần. Sự phát triển của cây (chiều dài ngọn, trọng lượng khô của ngọn, trọng lượng khô của rễ và trọng lượng tươi của quả) trong môi trường không có silic được tăng lên nhờ xử lý che bóng.

Ảnh hưởng của silic đối với cây cà chua trồng trong đất vẫn chưa được chứng minh, nhưng trong trường hợp cây trồng trong dung dịch có hàm lượng silic thấp, ảnh hưởng của silic có thể được phát hiện. 

Triệu chứng thiếu Silic xuất hiện trên cây cà chua ở giai đoạn sinh sản. Điều này cho thấy, có khả năng quá trình sinh sản của các cây không ưa silic cũng như cây ưa silic đều có thể bị ảnh hưởng bằng việc xử lý silic. 

Kết luận:

Các triệu chứng thiếu Si có thể được tóm tắt như sau:

1) Các triệu chứng thiếu hụt xuất hiện sau giai đoạn ra hoa nụ đầu tiên.

2) Các lá chét của các lá mới có các dị tật như uốn cong ra ngoài, cong vênh, cứng và đôi khi dày lên.

3) Cây hoa mọc ở đỉnh bị chậm phát triển, nhưng không bị chết như khi thiếu bo.

4) Các lá hơi vàng và xuất hiện các đốm hoại tử ở các lá phía dưới; những đốm này thường lan dần lên các lá phía trên.

5) Trong những trường hợp nghiêm trọng, cây bắt đầu khô héo từ các lá phía dưới trở lên.

6) Cây trồng không có silic có thể nở hoa, nhưng thường không thụ phấn; thường chúng mang trái dị dạng hoặc không có trái.

7) Ngoại quan (màu sắc, hình dạng, v.v.) của rễ phát triển bình thường.

8) Các cây trồng trong môi trường không có silic đã biểu hiện triệu chứng thiếu hụt sẽ phát triển các chồi bình thường sau khi được cung cấp silic, trong khi các cây đang được bón silic phát triển bình thường, sẽ phát triển các triệu chứng thiếu silic khi chúng được xử lý không có silic trong giai đoạn ra hoa.

Từ những kết quả này, người ta kết luận rằng silic có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng và sinh sản của cây cà chua.

Funo cung cấp sản phẩm CYTOSICA với thành phần Silic, Canxi, Magie nồng độ dinh dưỡng tinh khiết và độ hoà tan cao được nhập khẩu từ Tây Ban Nha. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 0911 3111 00 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.

Xem thêm: Phân bón Silic CYTOSICA