KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN LÂN TỐI ƯU CHO RAU MÀU NĂNG SUẤT CAO

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước3,8310

Rau màu là cây kinh tế chính, là thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn của con người. Giá trị kinh tế của rau tương đối cao, đã thúc đẩy nông dân bón nhiều phân lân để thu được sản lượng tối đa. Việc bón phân lân chỉ dựa trên kinh nghiệm của người nông dân thay vì phân tích đất và xem xét nhu cầu của cây trồng đã dẫn đến tích tụ quá nhiều lân trong đất trồng rau. Vì vậy, việc xây dựng giải pháp sản xuất rau bền vững và hiệu quả kinh tế là hết sức cấp thiết. 

Tình hình canh tác và sử dụng phân lân trên cánh đồng rau

Sản xuất rau có thể được phân thành hai loại: trồng ngoài trời và trong nhà kính. Rau trồng ngoài trời thường được trồng luân canh, hai hoặc ba vụ tùy theo độ phì nhiêu của đất và khí hậu. Trong khi đó, sản xuất trong nhà kính, thời vụ trồng trọt thường kéo dài quanh năm.

So với sản xuất rau ngoài ruộng, trồng rau trong nhà kính quanh năm thường cung cấp lượng phân lớn và liên tục. Do đó, nồng độ trung bình của phân bón lân tổng số, lân vô cơ tự do và lân hữu cơ trong đất trồng rau trong nhà kính cao hơn so với đất ngoài ruộng. Lượng lân dư thừa trong đất dao động từ 109 - 196 kg/ha/năm trong các vườn rau quy mô nhỏ ở Đông Nam Á. Bón lân quá nhiều đã dẫn đến suy thoái đất, giảm hiệu quả sử dụng lân.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN LÂN TỐI ƯU CHO RAU MÀU NĂNG SUẤT CAO

Nguyên nhân của việc bón thừa lân trên ruộng rau

So với cây ngũ cốc, rau có nhu cầu phân lân cao hơn nhiều trong suốt thời kỳ sinh trưởng của chúng. Để đạt được 80% năng suất tối đa, so với cây lượng thực, các loại rau (chẳng hạn như hành tây và cà chua), yêu cầu nồng độ lân trong đất cao hơn nhiều.

Sự khuếch tán của phân lân đến rễ là cách chính mà rau hấp thụ lân. Rễ rau ăn nông trên bề mặt đất. Hơn nữa, lân dễ dàng bị cố định bởi Fe, Al và Ca trong đất và phần lớn lân không có sẵn để cây hấp thụ. Dẫn đến cần duy trì nồng độ lân sẵn có cao trong vùng rễ để rau phát triển. Điều này đòi hỏi lượng phân lân đầu vào cao hơn nhu cầu của cây.

Sử dụng lân hiệu quả đối với rau màu

Bón lân đúng thời điểm

Tỷ lệ hấp thụ tối đa là những đặc điểm rất quan trọng để xác định thời điểm cây hấp thụ lân hiệu quả. Nhu cầu hấp thụ lân thay đổi liên tục trong quá trình phát triển của cây trồng. Ví dụ, ở cây dưa leo, tỷ lệ hấp thu lân đạt mức cao nhất ở giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Điều này có nghĩa là sự hấp thụ lân của cây dưa leo hiệu quả hơn và quan trọng hơn ở giai đoạn cây con so với các giai đoạn khác.  

Tăng sự phát triển của rễ bằng cách tưới nước có sục khí

Rễ rất quan trọng đối với việc hấp thụ và lưu trữ chất dinh dưỡng và nước. Tính dẻo của hình thái rễ là đặc tính chủ yếu đảm bảo cho cây tồn tại trong điều kiện môi trường thay đổi liên tục. Nói chung, bộ rễ lớn hơn với diện tích bề mặt rễ lớn hơn, lông rễ dài hơn và mật độ lông rễ lớn hơn làm tăng hiệu quả hấp thụ lân cao hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tưới nước có sục khí sẽ thúc đẩy đáng kể sự phát triển và hoạt động của rễ rau. Việc tưới nước có sục khí thúc đẩy các loại cây trồng có rễ nông (ví dụ đậu tương) phát triển chiều dài rễ, gia tăng trọng lượng rễ và mật độ chiều dài rễ. Ảnh hưởng của tưới có sục khí đến năng suất của các loại rau củ rễ nông lên đến 43%. Hơn nữa, so với tưới không có sục khí, tưới có sục khí tăng khả năng hấp thụ lân và và hoạt động của rễ tăng 2,4% –66% ở cây dưa leo trong nhà kính.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN LÂN TỐI ƯU CHO RAU MÀU NĂNG SUẤT CAO

Sử dụng than sinh học

Hiệu quả hấp thụ phân lân thấp hơn có thể là do sự mất cân bằng giữa carbon (C): lân (P) và tỷ lệ phân giải lân từ các nguồn hữu cơ thấp hơn. Than sinh học, một chất cải tạo đất, giúp tăng tỷ lệ C: P. Với các đặc tính vật lý và hóa học độc đáo, than sinh học có tác động tích cực đến tính dễ tiêu của lân và giảm thất thoát lân trong đất. Ngày nay, than sinh học được bán phổ biến trên thị trường, bà con nên lựa chọn nhà sản xuất uy tín để tin dùng.

Luân canh cây trồng

Sự hấp thu lân không chỉ phụ thuộc vào lượng lân có sẵn trong đất mà còn phụ thuộc vào loại rau và loại đất. Ở đất chua, củ cải có khả năng hấp thụ lân-nhôm cao hơn lân-canxi. Trong khi ở đất đá vôi, cải củ sử dụng lân-canxi hiệu quả hơn lân-nhôm. 

Các loài rau khác nhau có sự thay đổi đáng kể trong việc sử dụng các dạng lân vô cơ khác nhau: rau diếp và rau bó xôi có tỷ lệ sử dụng lân-canxi cao hơn. Trong khi ở cà chua, tỷ lệ sử dụng lân-nhôm cao hơn. Do đó, việc cung cấp đa dạng các dạng lân khác nhau trong đất là điều cần thiết. Điều này có thể đạt được bằng một số biện pháp như luân canh hợp lý, tránh cạn kiệt một nguồn lân duy nhất.

Sử dụng dạng phân lân phù hợp

Lựa chọn phân bón phù hợp với đất là điều quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng phân lân của rau. Một phần lớn lân dễ tiêu không có sẵn cho rau trên đất đá vôi do sự cố định nhanh chóng của lân. So với phân lân dạng hạt, phân lân lỏng (như polyphotphat) có tính di động, khả năng hòa tan trong đất đá vôi và thúc đẩy đáng kể sự hấp thụ lân của thực vật. So với bón lân dạng hạt, bón phân lỏng làm giảm đáng kể sự cố định lân trong đất, do đó, phân lân dạng lỏng đã tăng hiệu quả sử dụng lân từ  5% –15,5%, và năng suất cà chua tăng 18% –51%. 

Sản xuất phân bón hỗn hợp đặc biệt cho rau

Nông dân thích sử dụng phân hỗn hợp trong sản xuất rau do sự tiện lợi và tiết kiệm nhân công. Nhìn chung, tỷ lệ N:P:K trên thị trường thường là (1:1:1). Trong khi, nhu cầu tỷ lệ N:P:K ở rau là (1:0,3:1,4). Vậy, sử dụng các loại phân hỗn hợp phổ biến trên thị trường sẽ cung cấp lân quá mức, trong khi thiếu đạm và kali.

Hi vọng với những kiến thức thực tiễn về sử dụng lân hiệu quả trong canh tác rau màu sẽ giúp bà con nông dân có vụ mùa bội thu và tiết kiệm chi phí.