ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ Ở CÂY CÓ MÚI

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước2,6250

Cây có múi là cây ăn quả quan trọng nhất về diện tích và sản lượng trên thế giới. Đường và axit hữu cơ là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng quả có múi. Lân (P) là một trong những nguyên tố đa lượng thiết cho cây trồng. Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu xem phân lân ảnh hưởng như thế nào đến việc cải thiện chất lượng, đặc biệt là đường sucrose, fructose, glucose và axit xitric (CA) ở cam vàng. 

Thí nghiệm này khảo sát 4 mức phân bón lân: 0 (cây đối chứng); 0,20; 0,40 và 0,60 kg P2O5/cây ở dạng NH4H2PO4. Lượng đạm (N) và kali (K2O) bón lần lượt là 0,80 kg/cây và 0,50 kg/cây ở dạng CO(NH2)2 và K2SO4

Ảnh hưởng phân lân đến chất lượng quả có múi ở giai đoạn chín

Chất lượng trái cây bao gồm các tiêu chí: tổng chất rắn hòa tan (TSS), axit chuẩn độ (TA), vitamin C và tỷ lệ TSS/TA.

Nồng độ tổng chất rắn hòa tan (TSS) trong quả cam tăng đáng kể 6,25% và 7,14% ở nghiệm thức 0,2 kg/cây và 0,4 kg/cây. Nhưng khi lượng phân bón tăng lên mức 0,6 kg/cây thì nồng độ tổng chất rắn hòa tan chỉ tăng 2,68% so với đối chứng.

Bón phân lân làm giảm đáng kể nồng độ axit trong quả từ 20,00%, 16,36% và 18,19% tương ứng với các mức phân bón 0,2 kg/cây; 0,4 kg/cây và 0,6 kg/cây. Tỷ lệ TSS/TA của quả cam cũng tăng lên 32,68%, 27,97% và 25,42% đối với các nghiệm thức từ 0,2 kg/cây - 0,6 kg/cây. Nồng độ vitamin C trong quả được tăng cường đáng kể khi cây cam được cung cấp 0,4 kg/cây.

Những kết quả này cho thấy rằng việc bón phân lân với nồng độ 0,4 kg/cây đã cải thiện chất lượng trái của cam không chỉ bằng cách giảm nồng độ axit mà còn bằng cách nâng cao nồng độ chất rắn hòa tan và tỷ lệ TSS/TA, đặc biệt là tăng nồng độ vitamin C.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ Ở CÂY CÓ MÚI

Ảnh hưởng của lượng phân lân đến nồng độ đường của cây có múi

Đường và axit hữu cơ là những yếu tố quan trọng để cải thiện cảm quan như mùi vị và hương vị. Đường hòa tan chủ yếu bao gồm sucrose (Suc), fructose (Fru) và glucose (Glu). Trong đó hàm lượng sucrose chiếm tỷ lệ cao nhất. 

Hàm lượng fructose, glucose và sucrose đều liên tục tăng lên trong quá trình phát triển của quả cam vàng. So với đối chứng, bón phân lân 0,4 kg/cây làm tăng nồng độ đường fructose, glucose, sucrose. Hơn nữa, bón phân lân làm tăng hàm lượng đường trong trái, phù hợp với sự gia tăng của tổng chất rắn hòa tan. 

Nồng độ sucrose trong quả chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của enzym chuyển hóa sucrose bao gồm sucrose tổng hợp (SSS, SSC), invertase (NI, AI) và SPS trong trái. Ngoài ra, các phân tích cho thấy cây cam được bón lân ở tỷ lệ 0,4 kg/cây làm gia tăng nồng độ đường sucrose và hoạt động của các enzym chuyển hóa sucrose, SSC, SSS và SPS. Bón lân mức 0,40 kg/cây có hiệu quả hơn trong việc điều hòa chuyển hóa sucrose trong quả có múi. Kết quả, bón phân lân có thể cải thiện chất lượng quả của cam.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ Ở CÂY CÓ MÚI

Ảnh hưởng của lượng phân bón lân đến nồng độ axit xitric của quả có múi

Nồng độ axit xitric tăng và sau đó giảm trong quá trình phát triển của trái cam, quả càng chín thì nồng độ axit xitric càng giảm. Các nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động các enzyme citrate synthetase (CS) và phosphoenolpyruvate carboxylase (PEPC) tỷ lệ thuận với sự tích lũy axit xitric trong cây có múi. Do đó, sự giảm tích lũy axit xitric do phân lân gây ra có thể do ức chế các hoạt động của PEPC và CS.

So với đối chứng, cây cam được bón lân 0,4 kg/cây làm giảm đáng kể hoạt động PEPC và CS. Kết hợp lại, phân lân làm giảm tích lũy axit xitric bằng cách ức chế tổng hợp axit xitric do giảm hoạt động của CS và PEPC trong trái cây có múi.

Kết luận

Việc bón phân lân nồng độ 0,4 kg/cây đã cải thiện chất lượng quả trên cây cam, nhờ sự gia tăng nồng độ tổng chất rắn hòa tan (TSS), tỷ lệ TSS/TA, hàm lượng vitamin C, tích lũy đường và giảm tích lũy axit xitric.