1 KG NPK PHA BAO NHIÊU LÍT NƯỚC? CÁCH PHA PHÂN NPK TƯỚI CÂY HIỆU QUẢ

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 2 năm trước13,8310

“Tỷ lệ pha NPK với nước là bao nhiêu? 1 kg NPK pha bao nhiêu lít nước? Cách pha phân NPK tưới cây sao cho hiệu quả? …”

Đây là những câu hỏi mà kỹ sư nông học Funo thường nhận được khi tư vấn cho bà con. Phân bón NPK là loại phân bón được nhà nông sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải nhà nông nào cũng hiểu biết đúng và sử dụng đúng phân bón NPK. Cùng nghe kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm tại Funo chia sẻ 1 kg NPK pha bao nhiêu lít nước và cách pha phân NPK tưới cây hiệu quả!

Các yếu tố ảnh hưởng tới liều lượng, tỷ lệ pha phân NPK

Liều lượng phân bón NPK phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại cây trồng, độ tuổi, đường kính tán, cấu trúc đất, thời tiết, tình trạng cây,…

a. Cây trồng – độ tuổi

Hàm lượng sử dụng phân bón NPK ở mỗi loại cây trồng và tuổi cây là khác nhau.

Ví dụ: So sánh hàm lượng NPK nguyên chất ở cây có múi và cây xoài trong 3 năm đầu tiên (giai đoạn kiến thiết cơ bản)

Tuổi cây Đạm (N) nguyên chất (g/cây) Lân (P2O5) nguyên chất (g/cây) Kali (K2O) nguyên chất (g/cây)
  Sầu riêng Nhãn Sầu riêng Nhãn Sầu riêng Nhãn
1 200-300 70-80 100-200 140-150 100-200 100-120
2 300-450 140 200-300 180 200-300 120
3 450-600 230 300-400 210-220 350-500 210

b. Đường kính tán

Liều lượng phân NPK cũng phụ thuộc vào độ rộng của đường kính tán, đường kính tán càng rộng thì lượng phân sử dụng càng nhiều. 

    • Cây con, chưa có tán: bón cách gốc 15-20 cm
    • Cây hơn 1 năm: xung quanh đường kính tán
    • Cây lâu năm, đã giáp tán: rải phân ở bề mặt tán cây che phủ (trừ khu vực gần gốc cây 10-20 cm)

c. Đất canh tác

  • Đất phèn: nghèo dinh dưỡng cần nhiều bón NPK lân cao để bù đi lượng lân bị kết tủa, kết hợp với phân hữu cơ.
  • Đất phù sa: giàu dinh dưỡng nên cần sử dụng ít phân bón hơn.
  • Đất cát: giữ dinh dưỡng kém, vì vậy nhà nông nên sử dụng NPK đạm và Kali cao để bù đi lượng phân bón đã thất thoát. Đồng thời, nhà nông cần bón nhiều hữu cơ để giữ phân bón tốt hơn.

Một số loại đất phổ biến ở Việt Nam

Hình: Một số loại đất phổ biến ở Việt Nam

d. Thời tiết/mùa vụ

  • Mùa nắng: NPK đạm cao hoặc có thể bổ sung qua lá để trừ đi lượng đạm bay hơi trong điều kiện nắng nóng. Tỷ lệ NPK pha với nước loãng hơn nghĩa là 1 kg NPK pha với lượng nước nhiều hơn để cung cấp đủ nước cho cây trong điều kiện nắng nóng.
  • Mùa mưa: cây dễ xuất hiện nấm bệnh vì vậy bà con nên sử dụng phân NPK đạm thấp, có bổ sung Canxi và chia nhỏ lượng phân trong mỗi lần sử. Vào mùa mưa, hàm lượng nước trong đất cao, vì vậy bà con có thể pha phân NPK với lượng nước ít hơn.

e. Tình trạng cây

  • Giai đoạn nhu cầu cao (cơi đọt hình thành, thúc cơi già, phục hồi sau thu hoạch, phục hồi cây suy yếu, nuôi trái lớn,…): tăng lượng phân NPK
  • Cây suy yếu: bón ít nhưng nhiều lần
  • Có dấu hiệu bệnh: không bón
  • Phát triển mạnh: giảm lượng phân NPK
  • Màu lá/độ dày lá: lá quá xanh và dày có thể giảm lượng đạm

Xem thêm: Cách bón phân NPK – Cẩm nang hướng dẫn chi tiết

1kg NPK pha bao nhiêu lít nước?

Vì liệu lượng sử dụng phân NPK phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã nêu trên, nên tùy vào tình hình canh tác thực tế của nhà nông, kỹ sư Funo sẽ tư vấn giải pháp phù hợp.

Ví dụ: Tỷ lệ phân bón NPK cho cây cam sành với mật độ 400-500 cây/1000m².

Giai đoạn Thời điểm/Tần suất Cách sử dụng Sản phẩm Tỷ lệ pha NPK với nước
Sản phẩm Nước
Giai đoạn kiến thiết Sau khi “phủi” đọt (Tưới cách nhau 10-15 ngày/lần) Tưới gốc Cytobase NPK 22-22-10+TE  4kg 3000L nước

Trước khi làm cơi đọt mới

(Sử dụng định kỳ 7-10 ngày/lần)

Phun qua lá  Cytogreen N38 (NPK 38-5-0) 50ml  bình 20 L nước
Giai đoạn xử lý ra hoa Tạo mầm ở cơi đọt xác định làm bông (Phun 2 lần cho cây) Phun qua lá Cytostop (NPK 0-37-45) 500mL 300L nước
Cytovita (NPK 15-30-15) 500mL
Ức chế sự phát triển của đọt Phun qua lá Paclobutrazol Tùy vào độ sung của cây  
Cytostop (NPK 0-37-45)
Phun kích thích cây ra bông Phun qua lá Cytovita (NPK 13-5-35) 500mL 400L nước
Cytogal Plus 500mL

Tưới gốc

Cytosoil Care (axit fulvic) 5L  3000-4000L nước
Cytobase NPK 22-22-10+TE 4 kg
Giai đoạn dưỡng bông, dưỡng trái Nuôi trái Tướ gốc Cytosoil Care 5L  3000-4000L nước

CytobaseNPK 20-20-20+TE

 4Kg

 

Lưu ý: Đối với sản phẩm NPK công nghệ cao, hòa tan 100% của Funo có tỷ lệ pha NPK với nước là 1-1.5g/L (tưới gốc) và 300-500g trong 200L nước (phun qua lá) là phù hợp với nhiều đối tượng cây trồng khác nhau. 

Xem thêm: Chất lượng nước dùng trong nông nghiệp

Cách pha phân bón NPK với nước

a. Bón phân NPK trực tiếp (bón phân –tưới xả)

Cách bón trực tiếp: áp dụng phân dạng rắn (viên, bột,…)

Phân dạng rắn (viên, bột) dùng để bón trực tiếp - tưới xả

Hình: Phân dạng rắn (viên, bột) dùng để bón trực tiếp - tưới xả

Bước 1: Xác định loại phân bón và lượng phân bón cần dùng cho khu vườn

Bước 2: Bón trực tiếp phân NPK bằng cách rải phân hoặc đào rãnh

    •             Cách 1: đào rãnh với kích thước rộng 10-15cm, sâu 5cm theo hàng hoặc xung quanh tán cây đối với cây ăn trái, cây công nghiệp.
    •             Cách 2: bà con có thể rải phân đều trên mặt đất xung quanh tán cây, nhưng cách này chưa tối ưu vì phân bón dễ bay hơi, rửa trôi, đặc biệt là phân đạm.

Bước 3: Tưới xả lại với lượng nước tương ứng với lượng phân đã bón.

Ví dụ: Các sản phẩm hòa tan 100% như Cytovita và Cytobase thì 1kg phân bón cần cung cấp 1000L nước.

Bón phân NPK trực tiếp (bón phân –tưới xả)

Hình: Bón phân NPK trực tiếp (bón phân –tưới xả)

Hạn chế của phương pháp bón phân truyền thống

Vì phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức nên nhà vườn thường bón cách nhau một khoảng thời gian dài và bón lượng lớn phân bón trong một lần. Điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng cho cây. Vào ngày bón phân, cây nhận dinh dưỡng quá lớn. Trong khi, lượng phân bón giảm dần theo thời gian (thất thoát hoặc cây hấp thu) làm cây bị thiếu dinh dưỡng sau thời gian dài chưa được bón phân.

Xem thêm: [Hướng dẫn chi tiết] Cây bị ngộ độc NPK – Nhận biết và cách khắc phục

Lưu ý:

Tối ưu hiệu quả sử dụng phân, bà con nên kết hợp biện pháp tưới thấm nhằm cung cấp nước một cách từ từ làm hòa tan phân bón mà không bị chảy tràn, giúp phân thấm sâu vào tầng đất bên dưới

b. Pha loãng phân và tưới

Cách 1: Pha loãng phân hoàn toàn

Bước 1: Xác định loại phân bón và lượng phân bón cần dùng

Bước 2: Pha NPK với nước vào dụng cụ, sau đó pha loãng theo đủ lượng nước cây cần, không cần tưới xả.

    • Ví dụ: 4 kg CYTOBASE  NPK 22-22-10+TE cho 1000m2 trồng cam (500 cây) cần pha loãng trong 3000L nước. Tương ứng mỗi cây cam cần 6L dung dịch phân bón đã pha loãng.

Cách 2: Pha loãng phân một phần

Bước 1: Xác định loại phân bón và lượng phân bón cần dùng

Bước 2: Ngâm phân cần tưới vào dụng cụ với lượng nước đủ để hoàn tan phân bón (dung dịch phân bón đậm đặc).

Bước 3: Chia đều dung dịch phân bón đậm đặc cho mỗi cây

Bước 4: Tưới xả ngay lập tức để làm loãng dung dịch phân bón

    • Ví dụ: 4 kg CYTOBASE NPK 22-22-10+TE cho 1000m2 trồng cam (500 cây) 
    • Pha loãng 4kg phân NPK trong thùng 100L
    • Sau đó chia đều 100L cho số cây trong vườn (500 cây). Vậy mỗi cây sẽ được cung cấp 200mL dung dịch phân bón đậm đặc.
    • Tưới xả ngay lập tức để làm loãng phân bón. Vậy mỗi cây cần cung cấp thêm là 5.8L nước
    • Ưu điểm của cách 2: Nhà nông không cần xách theo lượng nước quá lớn, cũng không cần pha theo từng gốc quá lâu như cách 1.

Pha loãng phân và tưới phân NPKHình: Pha loãng phân và tưới phân NPK cho cây

c. Cách pha phân bón NPK trong hệ thống tưới châm phân

Bước 1: Xác định loại phân bón và lượng phân bón cần dùng. 

Bước 2: Ngâm phân cần tưới với lượng nước đủ để hoàn tan phân bón, sau đó lọc bỏ cặn phân không tan. Bước này có thể bỏ qua nếu phân bón tan tốt, không lắng cặn, tách lớp hoặc phân NPK dạng lỏng.

Bước 3: Cho trực tiếp phân bón hoặc dung dịch phân NPK đã lọc cặn vào bồn châm phân.

Bước 4: Điều chỉnh thời gian tưới sao cho lượng nước cung cấp cho cây, tương ứng với lượng phân bón đã sử dụng.

Ưu điểm của sử dụng hệ thống tưới:

  • Cung cấp phân bón đồng đều cho sự phát triển đồng loạt của cây trong vườn
  • Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho nhà nông so với phương pháp bón truyền thống
    Phù hợp cho canh tác diện tích lớn
  • Cung cấp nước và dinh dưỡng liên tục cho cây trồng, hạn chế tình trạng quá tải dinh dưỡng (khi vừa bón phân) và “đói” dinh dưỡng sau thời gian dài chưa bón phân NPK. Vì vậy, phương pháp này tạo sự phát triển tối ưu cho cây trồng.

bồn phân trong hệ thống châm phân

Hình: Bồn phân trong hệ thống châm phân

Lưu ý khi châm phân hệ thống tưới

Nên sử dụng các sản phẩm tan tốt hoặc NPK chuyên dùng hệ thống tưới để hạn chế vấn đề nghẹt béc, nghẹt bộ lọc,…Bên cạnh đó, phân tan tốt có hiệu quả sử dụng cao hơn rất nhiều lần so với những sản phẩm ít tan. Vì để tạo những sản phẩm tan tốt, nhà sản xuất sử dụng công nghệ cao, đồng thời đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, bảo quản cấu trúc dinh dưỡng ở dạng hữu hiệu. 

 

Xem thêm: Tham khảo sản phẩm NPK chuyên dùng hệ thống tưới, hòa tan 100%

Phân CYTOBASE NPK 20-20-20+TE 

Phân CYTOBASE NPK 22-22-10+MgO+TE 

Phân CYTOBASE NPK 15-30-15+TE

Phân CYTOBASE NPK 10-55-10+TE


Trên đây là hướng dẫn chi tiết 1 kg NPK pha bao nhiêu lít nước và cách pha phân NPK tưới cây hiệu quả! Số liệu trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Tùy vào điều kiện canh tác sẽ có tỷ lệ pha phân NPK khác nhau. Mọi thắc mắc về kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ hotline 0911 3111 00 để được tư vấn giải pháp phân bón chuyên biệt và miễn phí từ đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của Funo!