CÁCH BÓN PHÂN ĐẠM HIỆU QUẢ CHO CÂY CHÈ 

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước3,7140

1.      Tình hình trồng chè ở nước ta

Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè hàng năm. Chè không những là loại nông sản quan trọng tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước mà còn là loại cây trồng mang lại thu nhập và việc làm ổn định cho người nông dân.

Cho đến nay cả nước có hơn 130.000 ha đất trồng chè. Diện tích trồng chè lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, sau đó rải rác ở các khu vực như Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Một số tỉnh của nước ta có diện tích đất trồng chè lớn như: Thái Nguyên (22.300 ha), Lâm Đồng (10.800 ha), Hà Giang (21.500 ha), Phú Thọ (16.100 ha).

2.      Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè

Loại chè có tên khoa học là Camellia sinensis được trồng phổ biến ở nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Chè thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nơi có lượng mưa tối thiểu là 127 cm mỗi năm. Chè thường mọc ở cao độ trên 1.500 mét. Chọn đất trồng chè đạt năng suất cao cần thỏa những điều kiện sau đây: đất có tầng canh tác từ 80cm trở lên, kết cấu đất tơi xốp, có mạch nước ngầm dưới bề mặt không quá 100cm, độ dốc bình quân dưới 25o, độ pH trung bình khoảng 4.5-6.

CÁCH BÓN PHÂN ĐẠM HIỆU QUẢ CHO CÂY CHÈ 

3.      Cách bón phân đạm hiệu quả cho cây chè 

Độ pH của đất và loại đạm được bón là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sản lượng cây chè.

Lượng phân đạm cung cấp cho cây chè hàng năm lên đến 444 kg đạm/ ha. Trong khi đó, hàm lượng được khuyến cáo là 150–300 kg đạm/ha. Việc bón quá nhiều đạm có thể dẫn đến hiện tượng chua hóa đất nghiêm trọng và thất thoát đạm do rửa trôi, bay hơi,... Do đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm để giảm lãng phí, chua hóa đất, và duy trì tính bền vững của đất.

Yếu tố đầu tiên trong việc sử dụng đạm hiệu quả là cung cấp đúng loại phân bón cần thiết. Cây chè thích sử dụng đạm amoni (NH4+) hơn đạm dạng nitrat (NO3-). Tuy nhiên, ở trong đất NH4+ bị nitrat hóa nhanh chóng thành NO3-. Điều này làm giảm khả năng cung cấp NH4+ cho cây chè và làm chua đất.

Theo nghiên cứu của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây chè sẽ tạo ra môi trường đất chua. pH tối ưu cho sự sinh trưởng của cây chè là 4.5-6. Khi độ pH của đất quá thấp (<4,5), sự phát triển và chất lượng cây chè bị ảnh hưởng tiêu cực. Vậy, lựa chọn phân bón cung cấp NH4+ nhưng không bị nitrat hóa nhanh và phù hợp với pH đất có ý nghĩa trong nâng cao năng suất cây chè.

CÁCH BÓN PHÂN ĐẠM HIỆU QUẢ CHO CÂY CHÈ 

Các dạng phân đạm cung cấp NH4+ có thể kể đến như: phân urê, amoni bicacbonat (NH4HCO3), amoni sunfat ((NH4)2SO4),…Urê và amoni bicacbonat làm tăng pH đất và tăng tỷ lệ chuyển đổi NH4+ thành NO3-. Trong khi, amoni sunphat ít ảnh hưởng đến pH đất nhưng làm giảm tỷ lệ nitrat hóa. 

Đối với đất bị chua hoặc canh tác chè lâu năm, các nhà nông học khuyến nghị nên sử dụng kết hợp phân urê và amoni bicacbonat. Đồng thời sử dụng thêm các chất ức chế quá trình nitrat hóa trên các cánh đồng chè. Đây là sự lựa chọn tối ưu để tăng khả năng hấp thu NH4+, ức chế quá trình nitrat hóa và cải thiện pH của đất.