PHÂN KALI ĐỎ VÀ VAI TRÒ TRONG NÔNG NGHIỆP

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước24,1530

Phân Kali đỏ là gì?

Phân kali đỏ là tên thường gọi cho dễ phân biệt với các loại phân kali khác của bà con nông dân hiện nay. Phân Kali đỏ hay Kali muối ớt để chỉ phân Kali Clorua (KCl) hoặc MOP (muriat là tên cũ của bất kỳ muối có chứa clorua nào).

Kali clorua là loại phân bón Kali được sử dụng rộng rãi nhất vì giá thành tương đối thấp và chứa hàm lượng Kali nhiều hơn hầu hết các nguồn khác.

Thành phần dinh dưỡng của phân Kali đỏ: 50 - 60% K2O và 45 - 47 % Cl⁻.

Phân kali đỏ thường được sản xuất từ các mở khoáng tự nhiên như quặng sylvite. Sau đó, muối Kali được tách ra khỏi muối Natri. Bên cạnh màu đỏ, phân Kali Clorua (KCl) có thể màu trắng, tùy thuộc vào hàm lượng ô xít sắt trong quặng mỏ sylvite. Màu sắc không ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm.

Tính chất vật lý và hóa học của phân Kali đỏ

Phân Kali đỏ có công thức hóa học: KCl

Dạng bột màu hồng, kết tinh hạt nhỏ, độ rời tốt, dễ sử dụng.

Độ hòa tan trong nước của Kali đỏ khá cao (344 g/L ở 20 oC)

Độ pH tương đương: 7

Vì thành phần hóa học là K2O:50 - 60% nên phân Kali đỏ thường được dán nhãn NPK: 0-0-60 hay 0-0-50.

PHÂN KALI ĐỎ VÀ VAI TRÒ TRONG NÔNG NGHIỆP

Phân Kali đỏ và ứng dụng trong nông nghiệp

Phân Kali giúp cho quá trình quang hợp của cây được diễn ra bình thường, đẩy nhanh quá trình vận chuyển cacbonhydrat tổng hợp được từ lá sang các bộ phận khác. Nó đặc biệt có hiệu quả cho các cây trồng cho tinh bột như ngô, lúa mì và lúa nước và cho các cây có nhu cầu Kali cao như dầu cọ.

Phân Kali đỏ cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lý của cây: cân bằng thẩm thấu và ion; hoạt động và điều hoạt khí khổng.

Khi cây trồng được bổ sung đầy đủ kali clorua, chúng sẽ giảm thiểu tác hại từ môi trường như nhiễm mặn, lạnh, sương giá, ngập úng, hạn hán cũng như khả năng chống chịu côn trùng, sâu bệnh và nhiều mầm bệnh khác nhau. Qua đó có thể thấy, phân bón Kali có tác động to lớn trong việc tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Kali giúp cho những cây lấy sợi tạo ra những sợi dài và bền hơn.

Thiếu Kali sẽ làm hàm lượng đạm giảm làm cho cây dễ bị lụi, yếu, gãy đổ và dễ nhiễm bệnh.

Đối với các cây ngũ cốc, Kali giúp tăng sức đẻ nhánh cho cây trồng.

PHÂN KALI ĐỎ VÀ VAI TRÒ TRONG NÔNG NGHIỆP

Ưu điểm của phân Kali đỏ so với những loại phân khác

Phân Kali đỏ dễ tan trong nước. Bón vào đất, cây có thể sử dụng được ngay.

Loại KCl độ tinh khiết cao có thể hòa tan làm phân dạng lỏng hoặc bổ sung vào hệ thống phun hoặc hệ thống tưới.

Giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người dân. Đồng thời phân phù hợp với nhiều loại đất trồng và nồng độ Kali nguyên chất cao (50 - 60%).

Phân Kali đỏ rải xung quanh hạt giống sẽ bảo vệ cho hạt giống tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến quá trình nảy mầm.

Một số lưu ý khi sử dụng phân Kali đỏ

Nông dân nên rải phân Kali đỏ lên bề mặt đất trước khi xới đất và trồng trọt. Nó cũng có thể được áp dụng trong một dải tập trung gần hạt giống. Vì phân Kali đỏ hạn chế tiêu cực đến cây đang nảy mầm.

Không nên bón phân Kali đỏ cho đất mặn, chua. Phân Kali đỏ dùng nhiều dễ gây chua đất, bị axit, làm độ pH của đất thấp xuống. Nên kết hợp thêm vôi để nâng pH đất. Vì Clo trong KCl nếu gặp đất mặn kết hợp với Na+ tạo muối gây mặn hơn..

Không bón cho các loại cây không ưa Clo như: Thuốc lá, chè, Cafe, sầu riêng, khoai tây, hạnh nhân, quả óc chó và cam quýt,,… Vì ảnh hưởng đến hương vị, phẩm chất sản phẩm,… Vd: bón phân Kali đỏ cho sầu riêng, clo sẽ làm cho sầu riêng bị sượng, tích nước trong cơm, làm giảm phẩm chất cơm.

Phân Kali đỏ dùng để bón lót hoặc bón thúc.

Phân Kali đỏ dễ kết dính khi ẩm nên cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Khi không sử dụng nên đậy kín nhằm bảo quản tốt sản phẩm suốt quá trình sử dụng.