Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước6,2630

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng giúp cây trồng chống chịu lại sâu bệnh mang đến năng suất cao. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật có những tác động nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh, chính vì vậy trước khỉ sử dụng người dùng cần nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật và quy trình sử dụng và bảo quản thuốc. Để tìm hiểu về thuốc bảo vệ thực vật, những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc các bạn hãy cùng Funo.vn tham khảo những chia sẻ dưới đây.

1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật là loại hợp chất hóa học, vô cơ hoặc các chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu trùng…), các chất có nguồn gốc thực vật, động vật để ngăn chặn những nguy cơ phá hoại công trồng của côn trùng, vi khuẩn, cỏ dạ… ngoài ra còn giúp điều hòa, kích thích sự sinh trưởng của cây trồng khi sinh trưởng cho đến khi bảo quản.

Thuốc bảo vệ thực vật có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, tuy nhiên một số sản phẩm có thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật và môi trường xung quanh cho nên người dùng cần phải tuân thủ đầy đủ quy tắc khi sử dụng và bảo quản.

2. Biểu hiện nhiễm độc của thuốc Bảo Vệ Thực Vật và hướng dẫn sơ cấp cứu

a.   Biểu hiện nhiễm độc của thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Người nông dân thường xuyên sử dụng thuốc BVTV thì nguy cơ nhiễm độc rất cao. Bà con nên lưu ý các biểu hiện của ngộ độc thuốc BVTV như sau:

Tiêu hoá: buồn nôn, nôn nhiều là dấu hiệu thường gặp khi ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật; tiêu chảy dữ dội (khi ngộ độc phospho hữu cơ, nereistoxin, đi ngoài ra máu trong ngộ độc pereistoxin).

Thần kinh: mơ màng, hôn mê, co giật (ngộ độc cấp chlor hữu cơ, thuốc diệt chuột các loại, thuốc diệt cỏ); liệt cơ (ngộ độc phospho hữu cơ, chlor hữu cơ, nereistoxin, pyrethroid).

Hội chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi cấp: tăng cảm giác đau ở bàn chân bàn tay, đau tăng khi đụng chạm đến, kèm rụng lông, liệt gặp khi ngộ độc các hữu cơ có thuỷ ngân, thalium, asen.

Hô hấp: suy hô hấp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong khi ngộ độc thuốc BVTV, đặc biệt suy hô hấp do tăng tiết đờm dãi và co thắt phế khi ngộ độc phospho hữu cơ hoặc carbamat. Trẻ khó thở, thở khò khè hoặc thở rít, thở nhanh nông hoặc ngược lại thở chậm, rời rạc; da xanh tím, vã mồ hôi, co kéo hõm ức, phập phồng cánh mũi.

Tuần hoàn: mạch chậm gặp khi ngộ độc phospho hữu cơ, carbamat. Mạch đập nhanh gặp ở ngộ độc tất cả hầu hết thuốc bảo vệ thực vật nhưng thường thấy khi ngộ độc thuốc diệt chuột nhóm fluoroacetamid và fluoroacetat. Các bệnh nhân ngộ độc nặng có dấu hiệu tụt huyết áp.

Tiết niệu: Đái ra nước tiểu thẫm màu (dần chuyển thành đen) gặp trong ngộ độc các hoá chất gây co giật, tiêu cơ vân dẫn đến đái ít, hoặc suy thận vô niệu có thể gặp trong ngộ độc thuốc diệt chuột fluoroacetate và fluoroacetamid, Nereistoxin, thuốc trừ sâu chlor hữu cơ.

Xem thêm: Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

b.   Hướng dẫn sơ cấp cứu ngộ độc thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Khi bệnh nhân ngộ độc thuốc BVTV có diễn biến phức tạp và nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, các bệnh nhân ngộ độc cần được nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được điều trị kịp thời và chính xác. Tuy nhiên, sơ cấp cứu giai đoạn đầu cũng rất quan trọng để giúp giảm thiểu tác hại của thuốc BVTV.

Đầu tiên, bà con nên gọi điện thoại đến trung tâm y tế gần nhất hoặc trạm vận chuyển cấp cứu 115 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Tiếp theo là hạn chế hấp thu độc chất vào cơ thể bệnh nhân:

– Ngộ độc đường hô hấp: đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc, đặt nằm nơi thoáng gió. Nếu bệnh nhân suy hô hấp, ngừng thở thì cho thông khí nhân tạo. Nếu thổi ngạt phải hết sức thận trọng để tránh cho người cấp cứu bị nhiễm độc, nên thay người thổi ngạt sau vài ba phút.

– Ngộ độc đường da: cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, rửa vùng da tiếp xúc độc chất với xà phòng và nước sạch. Gội đầu nếu tóc nhiễm hoá chất độc.

– Ngộ độc đường tiêu hoá: gây nôn cho bệnh nhân, nếu phát hiện sớm và bệnh nhân còn tỉnh bằng cách cho bệnh nhân uống một hơi nhiều nước sau đó dùng tăm bông hoặc tay ngoáy họng gây nôn. Nếu không tỉnh thì không gây nôn vì nguy cơ sặc vào phổi.

Nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng tim – không bắt được mạch, ngừng thở, tiến hành hồi sinh tim phổi: cần sơ cứu ép tim và thổi ngạt. Duy trì thổi ngạt 2 lần ép tim 15 lần cho đến khi tim đập lại, bệnh nhân tự thở được.

Nếu bệnh nhân hôn mê để bệnh nhân nằm tư thế an toàn: nằm nghiêng, ngửa cổ tối đa, đầu thấp, trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện.

Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt, sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu. Chú ý mang theo các tang vật: thức ăn nước uống nghi nhiễm độc, vỏ chai lọ hoặc chất trừ sâu trẻ đã uống hoặc có trong gia đình…để giúp cho việc chẩn đoán nhanh chóng chính xác chất độc.

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Như đã chia sẻ ở trên về sự nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật, chính vì vậy khi sử dụng bà con nông dân cần phải tuân thủ những quy tắc dưới đây:

Thuốc BVTV giúp người nông dân tiêu diệt tác nhân dịch hại nên chứa rất nhiều chất độc. Bà con chỉ nên sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong danh mục, có bao bì, nhãn hiệu, hướng dẫn sử dụng và những thông tin bắt buộc theo quy định về nguyên tắc ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật.

Xem thêm: CYTOFOSS 95 PK - kích kháng sinh học nhập khẩu từ Tây Ban Nha

Sử dụng thuốc đúng theo mục đích, đúng liều lượng sử dụng, thời điểm và trước khi tiến hành sử dụng cần phải có kế hoạch cụ thể. Mỗi loại thuốc đều có công dụng khác nhau và phù hợp với từng thời điểm sử dụng chính vì vậy người dùng cần phải chú ý.

Khi sử dụng thuốc BVTV cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo và cảnh báo nguy hiểm. Đặc biệt là lưu ý thông tin về mức độ độc hại và nồng độ sử dụng để tránh ngộ độc cho người nông dân và người tiêu dùng.

Bà con cần trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động tối thiểu như quần áo tay dài, khẩu trang, găng tay, mang ủng hoặc giày nhựa. Trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng hộ đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng thuốc, sử dụng bình phun và dụng cụ pha chế thuốc an toàn.

Khi sử dụng hạn chế để thuốc bảo vệ thực vật dính vào quần áo, sau khi phun xong cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể và dụng cụ bằng nước sạch, xà phòng. Tuyệt đối không được đổ thuốc thải ra môi trường bên ngoài, rửa người và dụng cụ phun ở ao hồ gần nguồn nước uống. Không vứt vỏ chai xuống ruộng, ao, hồ, sông suối,… để tránh ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Không phun thuốc khi trời nắng gắt, khi có gió to, phun xuôi theo hướng gió và phun một bên để tránh chạm vào lá cây có dính thuốc.

Khi đang phun thuốc không ăn uống, hút thuốc, tránh không dùng tay sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.

Khi phun thuốc xong nên tắm rửa sạch sẽ, pha nước chanh uống. Quần áo và các dụng cụ bảo hộ lao động dính thuốc nên giặt riêng bằng xà phòng.

Những người thường xuyên sử dụng thuốc bảo vệ thuốc thực vật cần phải thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Không lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt, thu hái đúng thời gian cách ly sau phun thuốc (bình quân 20-25 ngày trở lên)Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

4. Lưu ý khi khi bảo quản thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Vấn đề lưu trữ thuốc BVTV rất quan trọng và cần được cất giữ tại những nơi khô ráo, sạch sẽ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, ở nhà kho riêng biệt, tránh ra tầm tay trẻ em. 

Có khu vực bảo quản thuốc bảo vệ thực vật riêng, tránh xa khu vực nấu nướng, sinh hoạt, nước sạch. Không dấu thuốc diệt chuột lên mái nhà, mái bếp để tránh lẫn vào nước mưa gây ô nhiễm nước sinh hoạt. Thuốc bảo vệ thực vật phải được lưu trữ trong chai chuyên biệt, không đựng thuốc bảo vệ thực vật trong các vỏ chai lọ nước giải khát (ví dụ vỏ chai nước suối).

Trong kho thuốc phải được sắp xếp một cách ngăn nắp theo từng lại để dễ dàng cho việc sử dụng và kiểm tra tình trạng thuốc.

Không được để thuốc ở nơi ẩm ướt, trực tiếp nằm dưới sàn đất, đặc biệt là những nơi ẩm ướt.

Trong tường hợp thuốc bị đổ vỡ hoặc rò rỉ ra nào cần phải bị kín lỗ, vệ sinh sạch sẽ và tiêu hủy đúng theo đúng quy định về an toàn vệ sinh môi trường.

Tổng hợp

Trên đây là những chia sẻ của Funo.vn về thuốc bảo vệ thực vật, quy trình sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, cảm ơn các bạn đã quan tâm đến chia sẻ. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn kỹ thuật, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0911.311.100 để được giải đáp ngay nhé! Funo.vn chúc bà con nông dân mùa màng bội thu.