Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng năm 2023

Biên tập bởi Thái Trường ThắngĐăng 6 tháng trước750

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật đang được lưu hành rộng rãi. Nhưng bên cạnh đó, nhiều thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Hãy cùng Nông Dược XANH tìm hiểu về những thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng này nhé!

 

1. Danh mục hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng

Theo thông tư số 09/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 12 năm 2023 thì có:

Nhóm thuốc STT Tên hoạt chất

   Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1    Aldrin
2    BHC, Lindane 
3   Cadmium compound (Cd)
4 Carbofuran
5 Chlordane
6    Chlordimeform
7 DDT
8 Dieldrin
9 Endosulfan
10 Endrin
11 Heptachlor
12 Isobenzan
13 Isodrin
14 Lead (Pb)
15 Methamidophos
16 Methyl Parathion
17    Monocrotophos
18    Parathion Ethyl
19    Sodium Pentachlorophenate monohydrate
20    Pentachlorophenol
21 Phosphamidon
22 Polychlorocamphene
23    Trichlorfon (Chlorophos)          

   Thuốc trừ bệnh

 

 

 

1    Arsenic (As)
2    Captan 
3 Captafol
4 Hexachlorobenzene
5    Mercury (Hg)
6    Selenium (Se)

   Thuốc trừ chuột

1    Talium compond

   Thuốc trừ cỏ

1    2,4,5-T

 

Hoat-chat-cam-trong-thuoc-bao-ve-thuc-vat.png

Hình ảnh: Hoạt chất cấm trong thuốc bảo vệ thực vật

Chi tiết tại: Thông tư ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại việt nam và danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2023.

2. Tại sao những thuốc bảo vệ thực vật này bị cấm sử dụng?

  • Không an toàn cho con người: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật gây hại cho sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường nếu sử dụng sai cách hoặc quá liều. 
  • Nguy cơ xuất hiện kháng thuốc cao: Sử dụng không đúng cách hoặc quá liều các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh sâu, cỏ dại hoặc vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Điều này có thể đặt ra mối nguy hiểm cho nông nghiệp.
  • Không an toàn thực phẩm: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn tại dư trên các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng. 
  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến các loài sinh vật và môi trường tự nhiên, gây ra rủi ro cho đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
  • Xuất hiện nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới ưu việt hơn: Công nghệ và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ thực vật liên tục phát triển, và nhiều loại thuốc mới được phát triển để thay thế các loại thuốc cũ. Khi có sẵn các sản phẩm thay thế an toàn và hiệu quả hơn, thuốc cũ có thể bị cấm.
     Thuoc-tru-sau-bi-cam-su-dung.png

Hình ảnh: Thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng

Xem thêm: Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

Điều kiện đưa thuốc bảo vệ thực vật ra thị trường

3. Quy định xử phạt đối với hành vi buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng

a. Đối với người buôn bán

  Mức phạt   Hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng có khối lượng
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm.
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm.
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm.
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm.
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm.
Từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm.
Từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm trở lên.

Đối với tổ chức, mức phạt nêu trên sẽ gấp 2 lần. Do vậy, tiền phạt tối đa với tổ chức có thể lên đến 100.000.000 đồng.
Ngoài ra, người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc từ 3 tháng đến 6 tháng. Các cá nhân buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng.

b. Đối với người sử dụng

Mức phạt  Hành vi vi phạm
 Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc.
  • Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

Ngoài ra, người sử dụng con phải khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy thuốc hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hoat-chat-Arsenic-vua-cua-cac-loai-doc.jpg

Hình ảnh: Hoạt chất Arsenic (As) - vua của các loại độc

Chi tiết tại: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Sửa đổi, bổ sung một số điều quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật và lĩnh vực thú y.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.

4. Cách lựa chọn các thuốc bảo vệ thực vật phù hợp

  • Tuân thủ các quy định của pháp luật: Bà con chỉ nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng.
  • Xác định mục đích sử dụng: Bà con cần xác định rõ sâu hại cần diệt, cây trồng cần sử dụng, mức độ gây hại của sâu bệnh cây trồng, chi phí hiện có để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ các quy định: Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn mác, bao bì sản phẩm như thành phần, công dụng, cách sử dụng, liều lượng, đối tượng phòng trừ,...
  • Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chủ động phát triển các sản phẩm mới, đồng thời có kế hoạch giảm dần việc sản xuất, kinh doanh, buôn bán các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có trong kế hoạch loại bỏ.

Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay không?

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

Trên đây là những thông tin về các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng ở Việt Nam mà Nông Dược XANH xin chia sẻ đến quý bà con. Nếu có thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0966616664 để được Nông Dược XANH tư vấn chi tiếtmiễn phí nhé!