Bảo vệ cây trồng trước nấm bệnh gây hại là nhu cầu thiết yếu của người nông dân. Một hoạt chất có tác dụng phòng trừ nhiều loại nấm bệnh phổ biến cho nhiều loại cây trồng khác nhau là hoạt chất Mancozeb. Hoạt chất lần đầu tiên được đăng ký sử dụng với tên thương mại là Dithane, do công ty Dow AgroSciences đăng ký vào năm 1962. Cùng Nông Dược XANH tìm hiểu về hoạt chất này nhé!
1. Cấu tạo và tính chất của hoạt chất Mancozeb
Hoạt chất Mancozeb (công thức hóa học C8H12MnN4S8Zn) là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc diệt nấm Dithiocarbamate. Hoạt chất này là một phức hợp của muối mangan và kẽm.
Hoạt chất Mancozeb nguyên bản có màu vàng xám (grey-yellow). Các sản phẩm thương mại do có pha trộn màu nên có màu xanh lục hay vàng. Hoạt chất tồn tại nhiều dạng khác nhau như bột, cô đặc, lỏng, hạt. Hoạt chất không tan trong nước và phần lớn dung môi hữu cơ khác. Hoạt chất bền trong môi trường khô nhưng dễ bị thủy phân trong môi trường nóng, ẩm và axit.
Hình ảnh: Cấu tạo hóa học của Mancozeb
Hình ảnh: Bột Mancozeb xanh và bột Mancozeb vàng
2. Cơ chế hoạt động của hoạt chất Mancozeb
Hoạt chất Mancozeb hoạt động bằng cách phản ứng và làm bất hoạt các nhóm sulfhydryl của axit amin và enzyme trong tế bào nấm. Điều đó dẫn đến sự gián đoạn quá trình chuyển hóa lipid, hô hấp và sản xuất adenosine triphosphate. Điều này giúp cản trở nấm sinh sản, phát triển và lây lan.
Hoạt chất Mancozeb chỉ có tác dụng phòng bệnh tiếp xúc chứ không có khả năng lưu trú. Sau khi phun, hoạt chất tạo thành lớp màng phủ bên ngoài lá, thân cây trồng, ngăn ngừa sự hình thành của mầm bệnh, khiến mầm bệnh không xâm nhập được vào bên trong mô thực vật.
Do đó bà con nông dân nên sử dụng hoạt chất Mancozeb để phòng bệnh khi bệnh chưa phát sinh ở cây trồng vì hoạt chất không có tác dụng khi nấm bệnh đã xâm nhiễm vào bên trong cây trồng.
3. Công dụng của hoạt chất Mancozeb
Hoạt chất Mancozeb có thể sử dụng trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Hoạt chất chỉ có tác dụng phòng bệnh khi cây tiếp xúc với hoạt chất này. Đối với cây không bị bệnh, Mancozeb sẽ bảo vệ cây khỏi bệnh trong tối đa 2 tuần.
Một số bệnh có thể chữa bằng thuốc bảo vệ thực vật mancozeb như:
- Bệnh phấn trắng, đốm lá hại cà chua, khoai tây.
- Bệnh phấn trắng, chết cành hại nho và cây ăn trái.
- Bệnh mốc xanh, đốm lá hại thuốc lá.
- Bệnh gỉ sắt gây hại cho cây cảnh.
- Bệnh thán thư hại chè.
- Bệnh phấn trắng và bệnh thán thư hại rau.
Hình ảnh: Một số bệnh có thể trị bằng hoạt chất Mancozeb
4. Hoạt chất Mancozeb có độc không?
Hoạt chất Mancozeb thuộc nhóm độc số IV (nhóm độc thấp). Hoạt chất tương đối an toàn với cây trồng, ít độc với cá, không độc với ong. Hoạt chất phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên, giúp giảm thiểu tác hại đến môi trường.
Tuy nhiên, hoạt chất Mancozeb có tác động tiêu cực đối với nấm có lợi - ngăn chặn hoàn toàn sự nảy mầm của bào tử.
Xem thêm: Nhận biết mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật
5. Phân biệt thuốc trừ sâu Mancozeb vàng và xanh
Tiêu chí so sánh |
Mancozeb vàng | Mancozeb xanh | |
Hình ảnh |
|||
Giống nhau |
- Đều có nồng độ hoạt chất Mancozeb 80%. - Công dụng phòng bệnh trên cây trồng. - Độ tinh khiết. - Liều lượng sử dụng. - Thời điểm phun - Thời gian cách ly. |
||
Khác nhau | Màu sắc | Vàng hun | Xanh lơ |
Công nghệ | Neo-tec |
Mới, giúp hoạt chất phân tán đều hơn |
|
Chất phụ gia | Truyền thống |
Đặc biệt ( loang trãi, bám dính) |
|
Thời gian lưu dẫn | Ngắn | Dài | |
Độ bám dính | Bám dính bề mặt cây trồng thấp hơn Mancozeb xanh |
Bám dính bề mặt cây trồng tốt hơn Mancozeb vàng |
|
Kiểm soát bệnh | Tốt | Tốt hơn | |
Tác động sinh lý cây trồng | Tốt | Tốt hơn | |
Giá | Thấp | Cao hơn |
Tùy vào mục đích sử dụng, bà con nông dân có thể lựa chọn Mancozeb vàng hoặc xanh cho phù hợp với chi phí của mình.
6. Một số thuốc có chứa hoạt chất Mancozeb được sử dụng phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam, hoạt chất Mancozeb được đăng ký với 67 tên thương phẩm gồm: 37 tên thương phẩm đơn chất Mancozeb và 30 tên thương phẩm dạng hỗn hợp Mancozeb với Metalaxyl. Dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu:
1. Ridomil Gold 68WG: Có tác dụng ức chế sinh trưởng và tiêu diệt hiệu quả nhiều loại nấm bệnh như thán thư, sương mai, thối nhũn, héo xanh,...
Hình thuốc trừ bệnh Ridomil Gold 68WP
2. Manthane M46 80WP (xanh): Phòng trừ được nhiều loại nấm bệnh trên đa dạng cây trồng như bệnh vàng lá, rụng lá, sương mai,...
Hình thuốc trừ bệnh Manthane M46 80WP (xanh)
3. Manozeb 80WP: Phòng trừ nhiều loại nấm bệnh gây hại như thán thư, chết nhanh, phấn trắng, đốm lá, sương mai,... trên nhiều loại cây trồng.
Hình thuốc trừ bệnh Manozeb 80WP
Xem thêm: Điều kiện đưa thuốc bảo vệ thực vật ra thị trường
7. Ưu điểm và nhược điểm của hoạt chất Mancozeb
a. Ưu điểm
- Hoạt chất Mancozeb có khả năng diệt được nhiều loại nấm bệnh khác nhau (khoảng hơn 400 loài).
- Hoạt chất Mancozeb tương đối an toàn với cây trồng, ít độc với cá, không độc với ong.
- Hoạt chất Mancozeb có hiệu lực cao và hiệu kéo dài, nguy cơ hình thành tính kháng thuốc thấp.
- Hoạt chất Mancozeb có thể kết hợp được với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
b. Nhược điểm
- Hoạt chất Mancozeb không phải là thuốc diệt nấm toàn thân mà chỉ kiểm soát nấm khi cây tiếp xúc với chúng.
- Hoạt chất Mancozeb không có tác dụng khi nấm bệnh đã xâm nhiễm vào bên trong cây trồng.
- Hoạt chất Mancozeb ảnh hưởng đến da người phun thuốc khi tiếp xúc thường xuyên.
- Hoạt chất Mancozeb không được khuyến khích phun với rau và thực phẩm an toàn.
Xem thêm: Có nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay không?
8. Những lưu ý khi sử dụng hoạt chất Mancozeb để đem lại hiệu quả cao
- Nên phun thuốc chứa hoạt chất Mancozeb giai đoạn đầu của bệnh, nếu không việc điều trị nấm có thể không hiệu quả.
- Nên sử dụng hoạt chất Mancozeb để phòng bệnh khi thấy có những điều kiện phù hợp cho nấm bệnh phát triển (sau khi mưa kéo dài, độ ẩm không khí cao, vườn cây bên cạnh đã nhiễm bệnh).
- Khi phun thuốc, bà con phải đảm bảo thuốc tiếp xúc cả hai mặt lá, thân, vùng bị bệnh.
- Có thể phối trộn với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác (trừ thuốc có chứa lưu huỳnh và vôi) để tăng hiệu quả phòng trị.
- Cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly khuyến cáo trên nhãn thuốc (thường là 7-10 ngày).
- Không để người hoặc vật nuôi vào khu vực xịt cho đến khi sản phẩm khô hoàn toàn.
- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn và phòng hộ trong lao động, người phun thuốc nên đeo khẩu trang, găng tay, mũ cần thận.
Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật
Hi vọng với những thông tin Nông Dược XANH chia sẻ trên đây, Nhà nông đã hiểu rõ hơn về thuốc trừ bệnh Mancozeb. Khi mua thuốc trừ sâu, bà con hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, tuân thủ đúng quy định để đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người tiêu dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 0966616664 để được Nông Dược XANH tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!