Bí quyết chống lại bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Biên tập bởi Lưu HoaĐăng 8 tháng trước3790

Bệnh đốm trắng trên cây thanh long gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất và chất lượng thương phẩm. Nhiều hecta thanh long bị mất trắng vì loại bệnh này, đến nay bệnh đốm trắng trên cây thanh long vẫn là mối lo đáng ngại của bà con trồng thanh long. Cùng Nông Dược Xanh tìm hiểu những cách phòng trị để hạn chế tối đa bệnh đốm trắng trên cây thanh long!

1. Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng trên cây thanh long 

Bệnh đốm trắng ở thanh long xuất phát từ nấm Neoscytalidium dimidiatum

Loại nấm này có bào tử sinh trưởng khỏe, khả năng lây lan nhanh, chống chịu tốt với nhiều loại thuốc hóa học đặc trị nấm nói chung (có tính kháng thuốc mạnh).

Bệnh đốm trắng thường phát triển mạnh khi thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt, trong mùa mưa và nhiệt độ từ 25-30 độ C là điều kiện tốt nhất để nấm phát triển.  

Hinh-Nam-Neoscytalidium-dimidiatum-gay-benh-dom-trang-tren-cay-thanh-long-.jpg

Hình: Nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng trên cây thanh long 

2. Biểu hiện của bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Bệnh đốm trắng trên cây thanh long thường có những biểu hiện đặc trưng trên các bộ phận như: cành non, bẹ non và quả. Nấm có thể tấn công ở các giai đoạn phát triển của cây, kể cả thời gian chuẩn bị thu hoạch.   

Ban đầu, vết bệnh xuất hiện là những đốm trắng nhỏ hơi lõm xuống. Sau khoảng 7-10 ngày, đốm trắng sẽ phát triển liên kết với nhau tạo thành những vết lõm to hơn

Khi bệnh không được kiểm soát kịp thời, nấm tiếp tục phát triển chuyển sang màu vàng cam và tạo thành những vết loang sần sùi nhô lên giống da của con tắc kè (nên nhiều nơi gọi là nấm tắc kè).

Khi nấm này phát triển mạnh hơn, có thể phát triển thành những vết loét hơi nhô lên màu nâu gây thối khô từng mảng trên các bộ phận nhiễm bệnh của thanh long (gọi là bệnh đốm nâu). Trong điều kiện mưa ẩm, vết bệnh có thể gây thối nhũn cho cành, bẹ và trái non, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và chất lượng của quả thanh long. 

Hinh-Bieu-hien-cua-benh-dom-trang-tren-cay-thanh-long.jpg

Hình: Biểu hiện của bệnh đốm trắng khi tấn công cây thanh long

3. Biện pháp phòng trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Biểu hiện của bệnh đốm trắng thường diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết thích hợp. Gây thiệt hại nặng nề cho vườn nếu không kiểm soát kịp thời, dưới đây là một số biện pháp phòng trị hiệu quả bà con có thể áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh này: 

  1. Tưới nước đúng cách: Bà con cần tránh tưới nước vào buổi tối để giảm độ ẩm vào đêm, không tưới nước lên cành mà tưới trực tiếp vào gốc có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. 
  2. Loại bỏ các bộ phận nhiễm bệnh: Cắt tỉa các cành, bẹ và quả nhiễm bệnh, đặc biệt là những bộ phận có vết thương, để ngăn sự lây nhiễm sang các bộ phận khác của cây. Tạo độ thông thoáng, cây dễ hấp thụ ánh sáng mặt trời.
  3. Phun thuốc: Khi cây ra đọt non có thể phun ngừa luân phiên các loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất Propiconazole, Hexaconazole, Metalaxyl, Mancozeb,..
  4. Bón phân bổ sung dinh dưỡng: Bà con nên bón phân qua gốc cân đối đầy đủ dinh dưỡng đa lượng (N-P-K) kết hợp với bón qua lá, bổ sung các chất dinh dưỡng trung, vi lượng (Ca, S, Mg, Cu, Z, Si…). Lưu ý, thời kỳ cây bệnh, nên ngừng bón phân qua lá.
  5. Bón vôi: Bà con nên bón vôi cho vườn vào đầu và cuối mùa mưa để cải thiện độ pH của đất để ngăn chặn nấm phát triển.
  6. Rút râu bông: Rút râu bông sớm ở giai đoạn 2-3 ngày sau trổ để giảm nguy cơ lây nhiễm vào quả.

Hinh-Bon-phan-de-bo-sung-dinh-duong-tang-suc-de-khang-cho-cay-chong-lai-benh-dom-trang.jpg

Hình: Bón phân để bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho thanh long chống lại bệnh đốm trắng

4. Một số thuốc chứa hoạt chất có thể phòng trị bệnh đốm trắng trên cây thanh long 

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc phổ biến trên thị trường sau nhằm phòng trừ và hạn chế bệnh đốm trắng trên cây thanh long: 

  1.  Tilt super 100mL:  Thuốc phòng bệnh phổ rộng: lem lép hạt, vàng lá, đốm nâu, rỉ sắt, đốm đen quả, đốm lá,..

Hình thuốc trừ sâu Tilt Super 100mL

  1. Amistar 250SC: Đặc trị thán thư, hiệu quả cao trong cả phòng và trị bệnh. Đặc biệt là với bệnh đốm trắng trên thanh long.

Hình thuốc trừ sâu Amistar 250SC

  1. Envio 250SC: Thuốc trừ bệnh đốm nâu thanh long, thán thư ở xoài, sương mai ở dưa hấu,...

Hình thuốc trừ sâu Envio 250SC

  1. Miravis 200SC: Trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long.

Hình thuốc trừ sâu Miravis 200SC

  1. Ridomil Gold 68WG: Phòng trị đốm cành ở thanh long.

Hình thuốc trừ sâu Ridomil Gold 68WG

Lưu ý: Vì nấm này có tính kháng thuốc cao, bà con nên phun thuốc và thay thuốc liên tục. Khoảng 7-10 ngày/ lần trong mùa mưa. 

5. Bà con cần lưu ý để ngăn chặn bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Để việc phát hiện và ngăn chặn việc phát triển, lây lan nhanh chóng của bệnh đốm trắng ảnh hưởng đến vụ mùa của cây thanh thong. Bà con cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Kiểm tra định kỳ: Thực hiện việc kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh đốm trắng cũng như các bệnh khác tấn công thanh long.
  • Tuân thủ lịch trình phun thuốc: Nếu cần thiết, sử dụng các loại thuốc phòng trừ hợp lý và tuân thủ đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng bệnh kháng thuốc.
  • Đảm bảo phun đúng kỹ thuật: Phun toàn bộ cành thanh long, đảm bảo thuốc thấm đều vào tận cành trong cùng của cây để hạn chế nấm bệnh tiếp tục lây lan.
  • Chú ý dinh dưỡng của cây: Tùy vào tình trạng cây, bà con hãy bổ sung dinh dưỡng cho cây để tăng cường sức đề kháng. 

Hinh-Ba-con-tham-vuon-dinh-ky-de-som-phat-hien-va-ngan-chan-kip-thoi-benh-dom-trang-tren-cay-thanh-long.jpg

Hình: Bà con thăm vườn định kỳ để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời bệnh đốm trắng trên cây thanh long

Bài viết trên đã nêu rõ nguyên nhân, biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn trên cây thanh long. Bà con lưu ý, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi vườn mà có các biện pháp ngăn chặn bệnh khác nhau. Để áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn cũng như phòng ngừa cụ thể, Quý bà con vui lòng liên hệ Nông Dược Xanh qua hotline 0966616664 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn miễn phí!