Bệnh khảm là căn bệnh khiến bà con nông dân lo lắng vì nó có thể khiến cây bị bệnh và chết đi. Trong bài viết này, Nông Dược XANH sẽ giúp bà con hiểu hơn về căn bệnh này và cách kiểm soát, phòng ngừa.
Bệnh khảm là gì?
Bệnh khảm là một loại bệnh do virus gây ra, ảnh hưởng đến lá, thân và đôi khi cả quả của cây. Bệnh này thường làm cho lá cây xuất hiện các vết đốm hoặc vệt màu không đều, tạo ra các họa tiết tương tự như khảm (mosaic).
Là một loại bệnh do virus gây ra, ảnh hưởng đến lá, thân và quả
Tác nhân gây bệnh
Virus khảm được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, phổ biến nhất là:
- Virus khảm thuốc lá (TMV)
- Virus khảm dưa chuột (CMV)
- Virus khảm cà chua (ToMV)
- Virus khảm đậu xanh (BGMV)
Cơ chế lây truyền
- Qua vết thương cơ giới: virus lây lan từ cây nhiễm bệnh sang cây khỏe thông qua những vết trầy xước trong quá trình chăm sóc cây (làm cỏ, cắt tỉa cành, thu hoạch,...).
- Qua môi giới: Bọ phấn trắng, rầy mềm, bọ phấn chích hút trên cây bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chích hút trên cây khỏe sẽ truyền virus sang làm cây bị bệnh.
- Qua cây giống: virus tồn tại trong thân, lá, củ nên khi lấy giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong cây giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm.
Điều kiện phát sinh
- Bệnh xuất hiện và gây hại quanh năm và nặng nhất vào các mùa nắng nóng, nhẹ nhất là trong mùa mưa.
- Trong điều kiện khô và nóng là môi trường thuận lợi cho nhóm côn trùng này phát triển mạnh và gây hại cho cây.
- Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá ngày càng tăng.
- Bệnh sẽ gây hại từ giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau.
Một số cây trồng phổ biến nhiễm bệnh khảm
Dưới đây là các loại cây trồng thường nhiễm căn bệnh này và biểu hiện của chúng. Mời bà con tham khảo qua để biết cách phòng tránh.
Cây ớt
- Bệnh xuất hiện ở cây ớt sẽ có dấu hiệu như lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển tốt, lóng nắng.
- Phần thân cây gòn và dễ gãy rụng, hoa cũng bị nhỏ và rụng dần, trái trên cây ít đậu.
- Nếu có trái thường vẫn nhỏ và vặn vẹo khiến cho chất lượng cũng như năng suất kém, giảm giá trị.
Bệnh xuất hiện ở cây ớt lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển tốt, lóng nắng
Cây cà chua
- Virus khảm trên cây cà chua được sinh từ thành trùng của rầy phấn trắng Bemisia tabaci phát sinh và lây bệnh sang các cây khoẻ mạnh khác.
- Cây cà chua nhiễm bệnh thường lùn, hoa và quả trên cây thưa thớt. Phần rài lá bị vàng, cong lên và nhỏ lại.
- Trong giai đoạn vừa mới phát bệnh, lá xoăn mạnh và không trổ hoa, cây không phát triển chiều cao, cằn cỗi và nhỏ lại, đồng thời trái dị dạng kém năng suất.
- Bệnh sẽ phát triển và gây hại nặng trong thời kỳ ra hoa kết trái, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, từ tháng 4 đến tháng 9.
Cây cà chua nhiễm bệnh thường lùn, hoa và quả trên cây thưa thớt
Dưa leo
- Virus khảm trên dưa leo sẽ do các loài côn trùng như như bù hạch, rệp chích lây từ cây nhiễm bệnh sang cây khoẻ mạnh.
- Ngược với cây cà chua, điều kiện phát triển bệnh ở dưa leo là khi thời tiết khô và nóng. Bệnh này xuất hiện hầu hết ở mọi giai đoạn của cây dưa leo.
- Dấu hiệu của bệnh sẽ là đọt cây xoăn lá và biến dạng, khả năng ra hoa kết quả thấp.
- Khi hình thành trái có hình dạng trái xấu xí, vị đắng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và giảm năng suất nông nghiệp.
Bệnh sẽ xuất hiện hầu hết ở mọi giai đoạn của cây dưa leo
Đu đủ
- Tương tự như dưa leo, đu đủ cũng có thể xuất hiện bệnh này ở bất kỳ giai đoạn nào, dù là cây con hay cây trưởng thành.
- Khi mắc bệnh, lá đu đủ xuất hiện nhiều đốm xanh, vàng loang lổ, lá vàng nhiều hơn và nhỏ lại, nhăn nheo, biến dạng.
- Đọt đu đủ túm lại, còn trơ chùm lá ngọn màu vàng.
- Cây vẫn sẽ đậu trái và cho ra trái nhưng trái nhỏ, vị ngọt giảm, có vị đắng, hạt lép và chai sượng rất khó ăn.
Lá đu đủ xuất hiện nhiều đốm xanh, vàng loang lổ, nhăn nheo, biến dạng
Cách kiểm soát và phòng trừ bệnh khảm
Nhận định được tính nghiêm trọng của căn bệnh này, Nông Dược XANH đã tổng hợp đầy đủ các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả giúp bà con giảm thiểu tối đa thiệt hại từ bệnh.
Biện pháp hoá học
Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn (môi giới truyền bệnh) bằng thuốc: Chess 50WG, Cheestar 50WG; Schezgold 500WG, 750WG; Newchestusa 500WG; Cyo super 200WP; Oshin 20WP), Applaud 10WP, Hopsan 25EC, Wellof 330EC…
Lưu ý, chỉ dùng khi thực sự cần thiết vì các hoạt chất và thành phần trong thuốc rất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường đất trồng, sức khỏe và sinh trưởng của cây.
Thăm vườn thường xuyên
- Hãy thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện và xử lý kịp thời khi thấy dấu hiệu bất thường trên các loại cây trồng.
- Tiêu huỷ các cây nhiễm bệnh triệt để, không cho chúng lẫn vào phân trộn vì vi khuẩn bệnh vẫn đang tồn tại.
- Kiểm soát và theo dõi chặt chẽ các cây chưa nhiễm bệnh, đặc biệt là những cây ở khu vực gần cây nhiễm bệnh, nếu có thể hãy phân tách cây bệnh và cây khoẻ mạnh.
- Đảm bảo dụng cụ làm vườn sạch sẽ, được khử trùng và sát khuẩn loại bỏ mầm bệnh trước khi sử dụng.
- Tiêu diệt triệt để cỏ dại để tạo sự thông thoáng cho vườn và hạn chế môi trường sống thuận lợi cho các loại côn trùng.
- Vệ sinh vườn thường xuyên sau mỗi mùa vụ
Chọn giống
- Ưu tiên gieo trồng và lựa chọn giống cây kháng vi khuẩn khảm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng lại giống đã nhiễm bệnh.
- Biện pháp luân canh: Không trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ.
Xem thêm: Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trị hiệu quả.
Lời kết
Mong rằng bài viết của Nông Dược XANH đã giúp bà con nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh khảm và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết.