Bệnh thán thư là gì? 7 biện pháp phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả

Biên tập bởi CTVĐăng 2 tháng trước870

Bệnh thán thư là một trong những bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển, năng suất của cây trồng. Bệnh xuất hiện vào cuối thời kì gió mùa làm hình thành các đốm, các mảng cháy khô trên lá, cây sinh trưởng kém. Vậy bệnh thán thư là gì và làm thế nào để phòng trừ hiệu quả? Bà con hãy cùng Nông Dược XANH tìm hiểu, xem xét biện pháp phòng trừ bệnh này một cách hiệu quả nhất nhé!

1. Bệnh thán thư là gì?

Bệnh thán thư là một loại bệnh thực vật gây hại phổ biến ở nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Bệnh này được gây ra bởi các loại nấm, chủ yếu là Colletotrichum spp và Cephaleuros virescens. 

Bệnh thán thư khi gây bởi nấm Colletotrichum thường phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây ăn trái như thanh long,xoài, đu đủ, ổi, mãng cầu, cà chua, ớt chuông,.... Trên cây con, bệnh gây rụng lá và có thể làm cây chết khô. Trên cây lâu năm, bệnh làm suy yếu cây, giảm hoa và quả, gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng nông sản.

2. Nguyên nhân gây bệnh thán thư

Nguyên nhân bệnh thán thư là do sự phát triển, hoạt động của các loại nấm như: Colletotrichum spp và Cephaleuros virescens.

Quá trình phát triển bệnh thán thư cụ thể:

  • Mầm bệnh tiềm ẩn: Trong cành lá bệnh trên cây hoặc lá tàn dư trên mặt đất, trong điều kiện độ ẩm cao, trời mát bệnh phát triển gây hại nặng, nặng nhất trong mùa mưa. Do đó, mùa xuân và đầu mùa hè là thời điểm mà bệnh phát triển nhất.
  • Xâm nhập bởi nấm: Các loại nấm xâm nhập vào cây thông qua các cơ chế như tổn thương do côn trùng, thời tiết hoặc qua các vết cắt trên cây.
  • Phát triển, lan rộng: Khi nấm xuất hiện trên cây và gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, lây lan sang các bộ phận khác như lá, cành, quả gây ra các triệu chứng bệnh lý.

nam-colletotrichum-spp-va-cephaleuros-virescens-gay-benh-than-thu.jpg

Nấm Colletotrichum spp và Cephaleuros virescens gây bệnh thán thư

3. Triệu chứng bệnh thán thư

Các triệu chứng của bệnh thán thư là gì, ảnh hưởng tới cây trồng như thế nào? Theo như quan sát, bệnh sẽ có 2 giai đoạn nhận biết, Bà con cần chú ý để cải thiện, phòng bệnh hiệu quả.

a. Giai đoạn đầu bệnh thán thư

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh thán thư là gì? Bệnh thán thư ở thời điểm này sẽ không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề khác nên Bà con có thể xét qua một vài dấu hiệu sau:

  • Triệu chứng bệnh thán thư: Vết hoại tử hõm sâu trên lá, thân, hoa, quả; thối thân; chết cây con. Đặc trưng là xuất hiện các vết tròn đồng tâm hoặc không đồng tâm, thấm nước, tạo vết lõm.
  • Trên cây ớt: Ban đầu, vết bệnh là một đốm nhỏ hơi lõm, có hình tròn hoặc bầu dục. Sau 2-3 ngày, vết bệnh có thể mở rộng đường kính lên tới 1 cm và lan rộng đến 3-4 cm.
  • Cây chậm phát triển: Cây phát triển chậm, mất sức sống hơn so với bình thường. 
  • Một số cành hoặc chồi bị tàn phá: Trong giai đoạn đầu, bệnh biểu hiện trên một số cành, chồi bị đốm, sau đó chết dần do tác động của nấm gây bệnh.

b. Diễn biến khi bệnh thán thư phát triển

Khi bệnh thán thư phát triển, các triệu chứng thường trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn.

Ví dụ trên cây ớt: 

  • Giai đoạn phát triển: Vết bệnh thán thư biểu hiện nhũn nước, làm cho vết bệnh mềm và lõm xuống, tạo thành đường ranh giới rõ rệt giữa mô lành và mô bệnh.
  • Trên bề mặt vết bệnh: Nấm tạo ra những vòng tròn đồng tâm chứa khối bào tử màu hồng cam, lâu ngày chuyển sang màu đen.
  • Khi vết bệnh khô: Vỏ quả ớt bị lõm sâu và hình thành các vùng nhăn gợn sóng. Trên trái có thể xuất hiện nhiều vết bệnh liên kết với nhau, bao phủ toàn bộ bề mặt trái.
  • Lây lan: Bào tử nấm lan nhanh, có thể gây mất mùa 100% cho ruộng ớt. Vết bệnh cũng xuất hiện trên cành và lá, với những đốm nâu xám không đều và mép màu nâu sẫm.
  • Trái ớt xanh: Cũng bị nhiễm bệnh nhưng triệu chứng chỉ xuất hiện khi trái chín hoặc sau thu hoạch, giai đoạn này được gọi là xâm nhiễm tiềm ẩn.

dau-hieu-cua-benh-than-thu-o-cay-ot.jpg

Dấu hiệu của bệnh thán thư ở cây ớt

4. Điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh thán thư

Bào tử nấm của bệnh thán thư sẽ phát tán theo gió, côn trùng, nước mưa hoặc nước tưới trên ruộng (đặc biệt là kiểu tưới rãnh) hay lan truyền từ dụng cụ làm ruộng. Vì vậy, một số điều kiện thuận lợi phát triển bệnh bao gồm:

  • Thời tiết ẩm ướt: Bệnh thán thư thường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Mưa nhiều cộng với độ ẩm cao tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển các loại nấm gây bệnh. 
  • Thời gian: Bệnh thán thư phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân và đầu mùa hè.
  • Cây trồng yếu: Các cây trồng đã bị tổn thương hoặc yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn.
  • Không gian trồng chật hẹp, dày: Khu vực trồng trọt có không gian hẹp, cây được trồng quá gần nhau, việc lan truyền bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Độ ẩm đất cao: Đất ẩm từ việc tưới nước hay nước mưa tù đọng là môi trường lý tưởng cho sự phát triển các loại nấm gây bệnh.
  • Thiếu ánh sáng, thông gió: Môi trường thiếu ánh sáng, không thông gió làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, phát triển bệnh thán thư.

moi-truong-am-uot-la-dieu-kien-lay-benh-than-thu.jpg

Vi khuẩn sinh sôi nảy nở khi điều kiện gặp điều kiện ẩm ướt

5. Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư

Sau khi hiểu biết được nguyên nhân gây bệnh thán thư, Bà con có thể sử dụng những biện pháp dưới đây để phong bệnh cho cây.

a. Sử dụng giống sạch bệnh 

Sử dụng giống sạch bệnh là một biện pháp quan trọng trong phòng trừ bệnh thán thư. Lựa chọn và sử dụng các giống cây trồng đã được kiểm tra và xác nhận là sạch bệnh giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên. Điều này đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. 

Bằng cách sử dụng giống sạch bệnh, Bà con nông dân không chỉ giảm thiểu rủi ro thiệt hại do bệnh thán thư gây ra mà còn giảm chi phí, công sức cho việc phòng trừ bệnh.

b.Tạo tán và tỉa cành đúng cách

Nhà nông nên quan tâm, chăm sóc cây từ khi chúng còn nhỏ để đảm bảo rằng cây phát triển tốt, gọn gàng và phân bố đều trên mọi phía. Điều này giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng hơn, thông gió tốt hơn, tăng khả năng sinh trưởng cây. 

c. Vệ sinh vườn cây và loại bỏ các nguồn lây nhiễm

Bà con cũng nên thực hiện việc cắt tỉa các cành lá, quả nhiễm bệnh, nhằm ngăn chặn sự lây lan. Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các trái bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.


Trong trường hợp bệnh nặng, lan rộng, việc vệ sinh đồng ruộng trước khi sử dụng thuốc phun là rất quan trọng. Điều này giúp tăng hiệu quả của thuốc, ngăn ngừa bệnh phát triển, đảm bảo sự can thiệp đúng thời điểm.


d. Bón phân đầy đủ và duy trì độ ẩm phù hợp

Để đảm bảo sự phát triển cây trồng, ngăn chặn sự xâm nhập sâu bệnh hại, Bà con cần bón phân đúng cách. Bón phân cân đối, không bón nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao, lá xanh mướt tạo cho bệnh phát triển mạnh.


Trong mùa mưa, không để vườn cây trở nên quá ẩm ướt. Hãy có các biện pháp thoát nước hiệu quả sau mỗi cơn mưa lớn.

nhung-bien-phap-phong-tru-benh-than-thu.jpeg

Bệnh thán thư ở quả và lá dưa hấu


e. Sử dụng thuốc trừ bệnh

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả đó chính là thường xuyên thăm vườn.  Khi phát hiện bệnh mới chớm nên phun một trong các loại thuốc chứa các hoạt chất sau:  Azoxystrobin, Carbendazim, Cymoxanil, Metalaxyl, Metominostrobin,... theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Để thuốc trừ bệnh phát huy hiệu quả cao, cần phải phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh. Đôi khi, có thể cần phải phun 2-3 lần, cách nhau khoảng 7-10 ngày đảm bảo khả năng diệt trừ hoàn toàn. 

f. Thực hiện kiểm tra định kỳ và phòng ngừa sự lây lan

Thường xuyên kiểm tra cây trồng để phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nào về bệnh thán thư. Điều này có thể bao gồm việc quan sát lá, quả, cành, chồi để phát hiện vết bệnh, vết ố, đốm cùng các triệu chứng khác tránh sự nhiễm bệnh.

g. Chọn cây trồng phù hợp điều kiện môi trường

Bà con cần xác định loại đất, điều kiện khí hậu của khu vực trồng trọt. Một số cây trồng phát triển tốt trên đất phù sa, trong khi loại cây khác thích hợp với đất cát hoặc đất sét. Nắng, mưa cùng nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng cần xem xét.

Thực hiện xoay mùa, phối hợp cây trồng để giảm nguy cơ lây lan bệnh thán thư. Tránh trồng cùng loại cây trồng liên tục ở cùng một vị trí trong nhiều mùa vụ liên tiếp.

h. Áp dụng dầu neem

Việc áp dụng dầu neem là một biện pháp phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả, an toàn cho môi trường. Dầu neem được chiết xuất từ cây neem (Azadirachta indica) có khả năng ngăn chặn sự phát triển nấm, vi khuẩn và sâu bệnh hại. 

i. Thực hiện luân canh

Luân canh là việc thay đổi loại cây trồng thuộc họ khác nhau, trên cùng một vùng đất sau mỗi mùa vụ. Thực hiện luân canh giúp phòng trừ bệnh thán thư, côn trùng gây hại, cải thiện sức khỏe đất, kiểm soát cỏ dại, tăng cường đa dạng sinh học. 

Hy vọng qua bài viết Bà con có thể giải đáp được bệnh thán thư là gì, biện pháp khắc phục hiệu quả như thế nào. Mọi chi tiết thắc mắc gọi đến hotline 0966616664 để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, hoàn toàn miễn phí từ Nông Dược XANH nhé!