Nấm bệnh cây trồng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà còn làm giảm năng suất và chất lượng nông sản, tạo ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp. Hậu quả của nấm bệnh gây ra dẫn đến tăng gánh chi phí cho các biện pháp phòng bệnh. Vì thế, để khắc phục vấn đề này, Nông dược XANH đã tổng hợp các loại nấm bệnh hại cây trồng giúp bà con nhận biết và phòng ngừa tốt hơn.
1. Giới thiệu các loại bệnh hại cây trồng
Nấm là nguyên nhân gây bệnh nhiều loại bệnh trên lá (lá, cuống lá và thân), hoa hoặc quả trên cây trồng. Nguồn lây nhiễm nấm là từ hạt giống, đất, mảnh vụn cây trồng, cây trồng kế cận và cỏ dại bị bệnh. Khi nấm xâm nhập sẽ tiêu diệt mô tế bào thực vật tạo ra các vết đốm vàng, nâu.
Nấm được sinh sản từ bào tử trên mô bệnh và được gió, mưa, nước nhiễm khuẩn, động vật, côn trùng,... lan truyền vào cây trồng qua các lỗ hở tự nhiên hoặc vết thương do các hoạt động như cắt tỉa, thu hoạch, mưa đá,...Nấm sinh sôi rất nhanh trong điều kiện thuận lợi dẫn đến bùng phát dịch.
Nấm gây ra bệnh trên lá thường gặp như bệnh sương mai, phấn trắng, bạc lá, đốm lá,... Cây bệnh bị nấm hút chất dinh dưỡng, giảm khả năng quang hợp của lá, cây còi cọc, biến dạng, kém phát triển dẫn đến sự suy giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Các loài nấm có hại như Clubroot, Pythium, Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotinia và Sclerotium lan truyền trong đất ẩm. Nấm bệnh gây vết thối, sưng phồng ở rễ cây suy giảm khả năng hấp thụ nước và dưỡng chất làm cây còi cọc và chết.
Bệnh sương mai
2. Tác động của các loại nấm bệnh hại cây trồng
Nấm bệnh hại cây trồng gây ra tác động tiêu cực theo nhiều cách khác nhau:
- Giảm năng suất: Nấm bệnh làm cây còi cọc, vàng lá, héo rũ và chết sớm, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bệnh lở cổ rễ, bệnh vàng lá,...
- Gây chết cây: Khi đã nhiễm nấm Fusarium, Phytophthora cây sẽ chết hàng loạt.
Giảm chất lượng sản phẩm: Ảnh hưởng đến hình dáng, màu sắc, chất lượng quả làm giảm giá bán. Ví dụ: Bệnh thân thư, bệnh đốm đen,... - Lây lan bệnh: Thông qua đất, nước, gió nấm nhanh chóng lan rộng dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh trong khu vực trồng.
Tăng chi phí sản xuất: Thiệt hại do nấm bệnh gây ra làm tăng chi phí vào việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, biện pháp phòng bệnh khác.
Nấm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm
3. Các loại nấm bệnh hại cây trồng phổ biến
Dưới đây là một số loại nấm bệnh phổ biến và cách chúng tác động đến cây trồng:
a. Nấm Phytophthora (gây bệnh thối rễ, thối cổ rễ)
Nấm Phytophthora tấn công phần rễ non làm vỏ rễ hư, có mùi thối đặc trưng, vỏ rễ dễ tuột ra khỏi lõi rễ. Bà con cần lưu ý:
- Tác hại: Cây bị héo rũ, còi cọc, mất sức sống và chết dần đặc biệt cây ăn quả và cây lâm nghiệp dễ nhiễm nấm này.
- Biểu hiện: Khu vực bệnh dần có đốm đen, thối rữa, lá úa vàng rụng sớm. Bên cạnh đó, nấm còn gây thối thân, lá, quả
- Điều kiện thuận lợi: Nấm Phytophthora phát triển mạnh trong môi trường đất ẩm ướt và nhiệt độ mát. Bệnh lây lan qua nước, đất, dụng cụ làm vườn nhiễm bẩn.
b. Nấm Fusarium (gây bệnh héo, thối gốc)
Bệnh do nấm Fusarium gây thiệt hại lớn về kinh tế, vì:
- Tác hại: Mầm bệnh gây thối cổ rễ và gốc thân cây. Điều này làm cây bị yếu đi mất khả năng chống chọi lại yếu tố môi trường.
- Biểu hiện: Lúc đầu mép lá của cây bị nhiễm có hóa vàng, sau đó lá rũ xuống và héo lá vàng, héo nhẹ, thối rễ và thân. Các loại cây trồng dễ bị ảnh hưởng như cải bắp, cà rốt, bầu bí,...
- Điều kiện thuận lợi: Thời tiết ấm đến nóng là môi trường yêu thích của loại nấm này.
Nấm Fusarium
c. Nấm Botrytis (gây bệnh thối quả, thối hoa)
Sự phát triển mạnh mẽ của nấm mốc trên lá, hoa, quả gây ra những điều sau:
- Tác hại: Ở giai đoạn hình thành quả non, nấm Botrytis xuất hiện gây hại nghiêm trọng làm trái bị khô đen.
- Biểu hiện: Nấm Botrytis xuất hiện dưới một lớp sợi nấm mịn, mỏng màu xám đặc trưng, bao phủ trên bề mặt của quả, hoa, lá hoặc thân cây khiến chúng mềm và thối rữa.
- Điều kiện thuận lợi: Botrytis ưa môi trường nhiệt độ ôn hòa trong khoảng 18-24°C.
d. Nấm Powdery Mildew và Downy Mildew (gây bệnh phấn trắng và sương mai)
Đây là vấn đề quanh năm đối với cây trồng trong nhà, cây nhiễm nấm sẽ có những đặc điểm như:
- Tác hại: Bệnh này thường không trực tiếp gây hại cho trái nhưng rút ngắn vòng đời phát triển và làm giảm năng suất của hoa màu.
- Biểu hiện: Lá bị nhiễm bệnh đốm trắng hoặc bệnh đốm vàng thường héo và rụng, làm cho trái cây bị phơi trần và cháy nắng.
- Điều kiện thuận lợi: Nấm phát triển mạnh khi ở nhiệt độ từ 20-25°C, thường gặp vào mùa xuân.
Biểu hiện bệnh nấm Powdery Mildew và nấm Downy Mildew
e. Nấm Rhizoctonia (gây bệnh thối cổ gốc và rễ)
Nấm phát triển từ đầu rễ và lan vào rễ chính dẫn đến thối rễ, gây ra những thiệt sau:
- Tác hại: Nấm này gây bệnh ảnh hưởng đến khả năng hút nước và chất dinh dưỡng làm cho cây kém phát triển, héo, vàng lá và kết quả là chết.
- Biểu hiện: Nấm có hình dạng sợi màu trắng/nâu trên rễ, dưới mặt đất thường phát triển như mạng lưới dày đặc dưới đất.
- Điều kiện thuận lợi: Rhizoctonia phát triển quanh năm đặc biệt vào mùa thu và hè. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh.
Biểu hiện bệnh thối cổ rễ
4. Cách phân biệt giữa bệnh nấm và các loại bệnh khác
Sự khác nhau giữa các loại nấm bệnh hại cây trồng với cây nhiễm bệnh khác thông qua các đặc điểm sau:
- Bệnh vi khuẩn: Thường có các vết loét, mùi hôi, chảy nhựa từ vết thương trên cây. Các viền quanh khu vực bệnh mềm và ẩm ướt.
- Bệnh virus: Gây biến dạng lá, quả, thân, bao gồm lá quăn queo, hoa quả dị dạng, có vết màu sắc lạ trên lá và quả.
- Thiếu dinh dưỡng: Cây bị vàng lá, héo nhưng không có mốc hoặc mảng bột trắng.
- Sâu bệnh: Tổn thương trực tiếp trên cây bằng việc sâu hại ăn lá, quả, thân.
5. Nguyên nhân gây bệnh nấm ở cây trồng
Nấm bệnh hại cây trồng sẽ hoạt động mạnh khi:
- Nấm phát triển mạnh trong điều kiện đất luôn ẩm.
- Cây trồng ở những nơi thiếu ánh sáng thường dễ bị nhiễm nấm hơn.
- Đất chưa được xử lý là nơi sống của nhiều loại nấm bệnh.
- Cây nhiễm bệnh lây nấm sang các cây khác.
- Cây trồng không được không tỉa cành, vệ sinh đất và không trồng luân canh.
- Gió, mưa và các loài côn trùng mang bào tử nấm lây từ nơi này sang nơi khác.
Dấu hiệu cây nhiễm bệnh
6. Phòng trừ và điều trị bệnh nấm trên cây trồng
Bà con cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng ngay trước khi bắt đầu gieo hạt giống.
- Đảm bảo đất trồng thoát nước tốt, đất tơi xốp. Khi đất quá ẩm, hãy đào rãnh quanh luống để nước thoát xuống mương làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây kế cận.
- Bón vôi vào đất trước khi gieo trồng 15-20 ngày, phơi đất vài ngày để ánh sáng làm nóng đất và giết chết các vi sinh vật.
- Tưới gốc cây trồng với chế phẩm Trichoderma
Bón vôi trước khi gieo giống
7. Nghiên cứu và tiến bộ mới trong kiểm soát bệnh nấm
Với công thức tiên tiến trong thuốc diệt nấm giúp an toàn hơn cho bà con nông dân và môi trường tiêu diệt nấm hại cây trồng như là:
- Strobilurins: Cản trở quá trình hô hấp của nấm bệnh, đạt hiệu quả cao trong việc chữa bệnh thối rễ, phấn trắng và bệnh sương mai trên nhiều loại cây trồng. Ví dụ: Azoxystrobin là loại strobilurin phổ biến được sử dụng nhiều trong nông nghiệp
- Triazoles: Hạn chế quá trình tổng hợp ergosterol phá vỡ màng tế bào nấm bệnh. Ví dụ: Propiconazole và Tebuconazole là các loại triazole được sử dụng trong kiểm soát bệnh nấm trên nhiều loại cây trồng
- Biofungicides: Là thuốc diệt nấm có nguồn gốc từ các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm đối kháng, có tác dụng kiểm soát nấm bệnh một cách tự nhiên. Ví dụ: Trichoderma harzianum là nấm đối kháng được dùng để kiểm soát bệnh thối rễ và bệnh nấm trên cây trồng.
…
Để quản lý và ngăn ngừa các loại nấm bệnh hại cây trồng một cách hiệu quả, bà con cần nắm vững kiến thức về các loại nấm và biểu hiện của bệnh. Đồng thời, bà con muốn tìm hiểu thêm thuốc diệt nấm hay thuốc trừ bệnh mới nhất hãy gọi điện hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.