Chế phẩm sinh học là gì? Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

Biên tập bởi CTVĐăng 2 tháng trước1090

Chế phẩm sinh học là một giải pháp bền vững và an toàn cho nhiều vấn đề nông nghiệp hiện nay. Qua bài viết này, Nông dược XANH giúp bà con hiểu rõ hơn chế phẩm sinh học là gì cũng như tác dụng sản phẩm này mang đến.

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là sản phẩm điều chế từ nguyên liệu tự nhiên bao gồm các loại thực vật (rong, rêu, tảo biển…), động vật (giun quế, côn trùng…) và vi sinh vật có lợi. Những sản phẩm này có độ an toàn cao và thân thiện với con người cũng như môi trường.

Vai trò chế phẩm sinh học trong nông nghiệp

Chế phẩm sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng khỏi các mầm bệnh và tăng cường hệ miễn dịch, cụ thể: 

  • Cải tạo và bồi dưỡng đất: Bao gồm các vi sinh vật có lợi như nấm, vi khuẩn giúp cải thiện cấu trúc đất, nâng cao khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt. Ví dụ: Nấm Trichoderma…
  • Phân hủy chất hữu cơ: Quá trình phân hủy này giúp cải thiện chất lượng đất, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ví dụ: Vi khuẩn Bacillus ức chế mùi hôi và phân giải phân gia súc.
  • Phòng trừ dịch hại trên cây trồng: Thực vật, enzyme và vi sinh vật sống có ích giúp kiểm soát sâu hại một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Ví dụ: Các loại sâu phổ biến (sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh,...) khi ăn phải thức ăn có thuốc trừ sâu vi sinh BT (Bacciluss Thuringiensis var.) sẽ ngừng ăn và chết sau 1 - 3 ngày.
  • Phân bón hữu cơ: Vi sinh vật như Trichoderma, Bacillus spp, Streptomyces sp., Saccharomyces sp. được sử dụng để chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành mùn hữu cơ.
  • Cải tạo đất: Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Các chủng nấm đối kháng chống lại sâu bệnh giúp duy trì cân bằng sinh học. Hoạt chất Azadirachtin từ cây neem, có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng.

thanh-phan-che-pham-sinh-hoc.png

Thành phần chế phẩm sinh học

Cách hoạt động chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học loại trừ vi khuẩn gây bệnh, phòng ngừa sự tấn công các chủng vi khuẩn có hại và tăng cường hệ miễn dịch cho cây trồng và vật nuôi. Dưới đây là cơ chế hoạt động của chế phẩm này:

  • Loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Vi sinh vật có lợi tạo ra chất nhầy bám vào bề mặt niêm mạc của cây trồng và vật nuôi hình thành lớp bảo vệ vật lý chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
  • Sản xuất hoạt chất ức chế: Các enzyme được tạo ra bởi vi sinh vật trong chế phẩm sinh học sẽ phá vỡ cấu trúc tế bào vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của chúng.
  • Kích thích hệ miễn dịch tự nhiên: Chất kích thích miễn dịch như polysaccharides, lipoproteins được tạo ra bởi vi sinh vật kích hoạt các tế bào miễn dịch như đại thực bào và bạch huyết cầu chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn.

Ưu điểm của chế phẩm sinh học trong ngành nông nghiệp

Tác dụng của chế phẩm sinh học là gì đối với môi trường, kinh tế. Điều đó được thể hiện qua những điểm sau: 

  • An toàn sức khỏe người sử dụng: Thành phần chế phẩm sinh học hoàn toàn từ tự nhiên. Do đó, sản phẩm ít gây ra tác động tiêu cực đối với sức khỏe người dùng và cây trồng khi sử dụng lâu dài.
  • Cân bằng hệ sinh thái: Chế phẩm sinh học phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ làm sạch môi trường và ngăn chặn sự tích tụ các chất độc hại.
  • Cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất: Vi khuẩn phân hủy cellulose, vi khuẩn cố định đạm… trong chế phẩm sinh học giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng trong đất thành dạng cây dễ hấp thu.
  • Tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học: Vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học.
  • Phù hợp với mọi loại cây trồng và vật nuôi: Chế phẩm sinh học có thể sử dụng cho mọi loại cây trồng và vật nuôi, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
     

su-dung-che-pham-sinh-hoc-giup-dat-toi-xop-1.png

Sử dụng chế phẩm sinh học giúp đất tơi xốp

Một số ứng dụng khác của chế phẩm sinh học là gì?

Các lĩnh vực sử dụng chế phẩm sinh học:

Trong chăn nuôi

Một ứng dụng khác của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc là: 

  • Tăng cường hệ tiêu hóa: Chế phẩm sinh học sản xuất dạng men vi sinh kích thích sự phát triển hệ vi sinh vật có ích trong ruột vật nuôi cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 
  • Giảm mùi hôi và dịch bệnh: Chủng nấm Saccharomyces cerevisiae, Actimomyces sp. thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ trong phân chuồng, giảm thiểu mùi hôi đồng thời ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn gây bệnh.


 u-che-pham-sinh-hoc-voi-thuc-an-gia-suc.png

Ủ chế phẩm sinh học với thức ăn gia súc

Trong nuôi trồng thủy sản

Bên cạnh đó, chế phẩm này còn dùng trong nuôi trồng thủy sản với các mục đích sau:

  • Xử lý tảo: Việc giảm bớt mật độ tảo và chất hữu cơ trong nước giúp cải thiện chất lượng nước, tạo điều kiện sống tốt hơn cho thủy sản.
  • Phân hủy chất thải: Việc phân hủy phân và chất thải từ thức ăn giúp giảm lượng chất ô nhiễm trong môi trường nuôi.
  • Ngăn ngừa bệnh: Chế phẩm sinh học được dùng để phát triển vi sinh vật có ích và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của các loài thủy sản.

Trong xử lý chất thải

  • Giảm mùi hôi rác thải: Các vi sinh vật trong chế phẩm sẽ sử dụng hợp chất gây mùi như amoni, sulfur làm nguồn dinh dưỡng, biến đổi chúng thành dưỡng chất và giảm thiểu mùi hôi.
  • Phân hủy chất thải: Vi sinh vật giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy và khử mùi. Chất thải và bùn thải được sử dụng để ủ compost, sản xuất biogas.

ung-dung-che-pham-sinh-hoc-trong-xu-ly-nuoc-thai.png

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước thải

Thông qua việc hiểu rõ chế phẩm sinh học là gì và những lĩnh vực ứng dụng chế phẩm sinh học giúp bà con có thêm giải pháp trong chăm sóc cây trồng bền vững, an toàn. Hơn nữa, bà con muốn tìm hiểu thêm phân bón gốc hữu cơ vi sinh hãy gọi theo số hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.