Lá cây bị đốm đỏ nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào?

Biên tập bởi CTVĐăng 4 tháng trước7860

Lá cây bị đốm đỏ chính là dấu hiệu của một căn bệnh phổ biến gây hại cho nhiều loại cây. Nông dược XANH sẽ cung cấp cho bà con những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả.

Lá cây bị đốm đỏ là bệnh gì?

Lá cây bị đốm đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra, trên mỗi loại cây trồng sẽ do một loài nấm bệnh khác nhau và đều dẫn đến biểu hiện lá cây bị đốm đỏ. Theo thời gian các đốm đỏ chuyển thành màu nâu, đen.

la-cay-dau-mac-benh-la-dom-do.png

 Lá cây đậu mắc bệnh lá đốm đỏ

Nguyên nhân và triệu chứng phổ biến nhất khi lá cây bị đốm đỏ

Tùy vào từng loại cây và tác nhân gây bệnh, biểu hiện của đốm đỏ khác nhau, cụ thể: 

Đốm lá sầu riêng

Bệnh này do nấm Phomopsis durionis gây bệnh, trên lá bệnh là những đốm kích thước bằng đầu kim (khoảng 0.5 mm), mỗi vết bệnh có quầng vàng xung quanh. Các đốm phát triển to hơn sẽ đạt đường kính khoảng 1mm.

Khi bệnh nặng hơn, vết bệnh có hình mắt cua có màu tro hay nâu dọc theo gân chính lan dần vào bên trong lá. Trung tâm của vết bệnh chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đen và có thể thủng lỗ. 

Đốm lá mai

Bệnh đốm lá (thán thư) do nấm Pestalozzia palmarum gây ra là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây hoa mai, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của cây.

Ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu nâu trên lá, thường ở mép lá hoặc chóp lá. Sau đó, vết bệnh lan rộng nhanh chóng, hình dạng bất định, màu nâu hoặc nâu đen. Nhiều vết bệnh liên kết thành mảng lớn, lá vàng úa, cháy, quăn queo và rụng.

dom-la-cay-mai.png

Đốm lá cây mai

Đốm lá cây họ đậu

Bệnh do nấm Cercospora xuất hiện, ảnh hưởng nguy hiểm đến nhiều loại cây họ đậu. 

Triệu chứng của bệnh là những đốm nhỏ màu nâu hoặc nâu xám trên lá, thường ở mặt trên lá. Các đốm có hình dạng tròn hoặc bầu dục, đường kính khoảng 1-5 mm, quanh đốm có quầng vàng hoặc nâu nhạt. Đốm bệnh lan rộng thành mảng lớn, chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đen. 

Nấm tấn công thân, cành, gây ra các vết nứt, thối rữa. Trên quả, các đốm có màu nâu sẫm, kích thước lớn hơn, khiến quả bị thối rữa sau cùng là rụng. 

Đốm lá hoa cúc

Bệnh đốm đen lá hoa cúc do nấm Curvularia sp. gây ra. Thời gian đầu sẽ có những đốm nhỏ màu nâu xám trên lá, kích thước chỉ như đầu kim. 

Vết bệnh có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, giữa vết bệnh có màu trắng xám, đường kính  từ 0,5-1 cm.

Các vết bệnh kết nối với nhau tạo thành đốm lớn. Trên mô bệnh giai đoạn sau, thường hình thành các chấm nhỏ màu đen. Gặp điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, mô bệnh dễ bị thối nhũn, chuyển sang màu xám đen.

Tác hại của lá cây bị đốm đỏ

  • Làm giảm năng suất: Bệnh đốm lá ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của cây khiến cây còi cọc, kém phát triển.
  • Gây mất thẩm mỹ: Lá cây bị rụng, úa vàng làm mất đi vẻ đẹp của cây.
  • Dễ lây lan: Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng sang các cây khác trong vườn nếu không được kiểm soát kịp thời.
  • Gây chết cây: Trong trường hợp bệnh nặng, nếu không được điều trị kịp thời cây hoa sẽ chết.

Cách khắc phục lá cây bị đốm đỏ

Lá cây bị đốm đỏ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng. Để khắc phục tình trạng này, bà con thực hiện các biện pháp như:

  • Loại bỏ phần bệnh: Cắt bỏ lá, cành bị nhiễm bệnh, mang những bộ phận bị bệnh ra khỏi khu vực trồng cây. Tiêu hủy cẩn thận để tránh lây lan nấm sang các cây khác.
  • Dùng thuốc diệt nấm:  Sử dụng sản phẩm thuốc bao gồm các hoạt chất sau: Mancozeb, chlorothalonil, carbendazim, thiophanate, propineb,... Phun thuốc sau mỗi 2 tuần cho đến khi các đốm lá biến mất hoàn toàn.

Cách phòng ngừa hiện tượng lá cây bị đốm đỏ

Lá cây bị đốm đỏ là một vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sức khỏe của nhiều loại cây trồng. Để ngăn ngừa bệnh, bà con áp dụng các cách phòng ngừa sau:

Tưới nước

Sau khi bón phân, tưới nước đều đặn nhưng không quá nhiều để tránh làm ngập úng cây. Theo dõi tình trạng của cây nếu thấy lá cây bị cháy hoặc có dấu hiệu thừa chất, hãy ngừng bón phân và tưới nước nhiều hơn.

tuoi-nuoc-deu-dan.png

Tưới nước đều đặn

Thường xuyên kiểm tra vườn

Kiểm tra thường xuyên giúp bà con nông dân nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh trên cây, lá, thân, cành, v.v. Nhờ vậy, có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ ngay từ giai đoạn đầu, hạn chế tối đa sự lây lan diện rộng.

 Xử lý hạt giống trước khi trồng

Xử lý hạt giống trước khi gieo là một biện pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp bảo vệ cây trồng khỏi các tác nhân gây hại, nâng cao tỷ lệ nảy mầm và tăng năng suất. 

Ngâm hạt giống trong nước nóng ở nhiệt độ 50°C trong 2 giờ có thể giúp tiêu diệt mầm bệnh trong hạt. Cần lưu ý nhiệt độ quá cao có thể làm hỏng hạt giống.

ngam-hat-giong-truoc-khi-trong.png

Ngâm hạt giống trước khi trồng

Mật độ cây trồng

Không cây trồng chen chúc nhau, tăng cường lưu thông không khí xung quanh cây. Mật độ trồng cây vừa phải giúp ánh sáng và gió lùa qua dễ dàng, hạn chế nấm bệnh phát triển. Không để đọng nước tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi.

Cải thiện đất trồng

Kết hợp chế phẩm sinh học trong phân bón: Những vi sinh vật có lợi giúp kiểm soát các tác nhân gây hại cho cây trồng. Ví dụ: Nấm thuộc chi Chaetomium và Trichoderma, vi khuẩn Pseudomonas…

Bệnh lá cây bị đốm đỏ có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Ngoài ra, bà con cần tư vấn cách chăm sóc cây trồng khoa học, các sản phẩm hữu cơ hãy gọi điện hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.