Nấm Phytophthora là gì? Biện pháp phòng trừ hiệu quả

Biên tập bởi CTVĐăng 2 tháng trước1300

Nấm Phytophthora là loại nấm gây bệnh vàng lá thối rễ dẫn đến năng suất và chất lượng cây trồng bị ảnh hưởng. Trong bài biết này, Nông Dược XANH sẽ giúp bà con có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh này để hạn chế tối đa rủi ro.

Tìm hiểu nấm phytophthora

Trước tiên, mời bà con nông dân cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về loại nấm gây hại này cũng như những đặc điểm riêng biệt của chúng. 

Nấm phytophthora là gì?

  • Bệnh do nấm Phytophthora thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm, …
  • Phytophthora là loại nấm phổ biến của lớp Oomycetes thuộc họ Pythiaceae, bộ Peronosporales.
  • Nấm tồn tại trong đất, gây hại hầu hết các cây trồng, có trên 120 loài Phytophthora khác nhau và đều là mầm bệnh của thực vật. 

nam-phytophthora-la-mam-benh.png

Phytophthora là loài chuyên phát hoại thực vật Có trên 120 loài

Đặc điểm của nấm 

  • Nấm không màu; không có vách ngăn; thuộc thể đơn bào; kích thước không đồng đều; túi bao tử có hình trứng và hình quả chanh.
  • Phần đầu có núm hoặc không có, không màu và trong suốt. Bào tử có hình cầu hoặc hình thận, có hai lông roi, di chuyển rất nhanh trong môi trường nước, nhiệt độ sinh trưởng và phát triển từ 25 - 30 độ C.
  • Nấm có thể tạo ra các cấu trúc sinh tồn khác nhau trong tế bào vật chủ bị nhiễm bệnh. Những cấu trúc này chịu được môi trường và điều kiện khô hạn, tồn tại trong bộ phận rễ chết hoặc trong đất. Đặc biệt là có thể tiềm sinh trong môi trường bất lợi. 


Phương thức lan truyền nguồn bệnh

Nấm Phytophthora sp. thường tồn tại trong đất và có khả năng thích nghi cũng như sinh tồn trong các điều kiện bất lợi. Sợi nấm và bào tử còn tồn tại trên các vết bệnh ở thân, cành, lá, trái bị bệnh và trong các xác bã thực vật, từ đó nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi. 

Khi có gió to và mưa nhiều, nấm sẽ lây lan và phát triển rất mạnh. Vườn bị ngập nước càng lâu thì nguy cơ bệnh càng cao. Khi có kích thích hoặc trong môi trường ẩm ướt, các cấu trúc này sẽ tạo ra sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào rễ hoặc tạo ra bào tử để phát tán nhờ gió và nước. 

Tốc độ nhiễm bệnh của loại nấm này khá nhanh, chỉ từ 3-5 ngày, rất khó kiểm soát và dễ bùng phát thành dịch.

dac-diem-cua-nam-phytophthora-12.39.39.png

Tốc độ nhiễm bệnh từ nấm chỉ trong vài ngày

Nấm Phytophthora gây bệnh gì? 

Vậy nấm Phytophthora gây bệnh gì? Loại nấm này có thể tạo ra rất nhiều mầm bệnh khác nhau trên các loại cây trồng, đặc biệt là nấm phytophthora palmivora - một trong những loại nấm xuất hiện phổ biến trên sầu riêng. 

Bệnh vàng lá thối rễ

  • Đầu tiên là bệnh vàng lá thối rễ do nấm tấn công trực tiếp vào phần rễ non, làm vỏ rễ hư dần, gây nên mùi thối đặc trực, vỏ rễ sẽ ruột ra khỏi lõi.
  • Ngoài ra, tuyến trùng hại rễ cũng tạo điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào rễ dễ dàng hơn.
  • Sau khi thâm nhập, nấm sẽ tiết ra chất độc làm thối rễ hoặc tắt mạch dẫn, gây hư hại.
  • Khi rễ đã bị hư hại, cây không thể hấp thụ được nước và chất dinh dưỡng dẫn đến lá vàng, rụng và chết dần. 

benh-vang-la-thoi-re-tren-cay-sau-rieng.png

Bệnh vàng lá thối rễ do nấm tấn công trực tiếp vào phần rễ non

Bệnh nứt thân chảy nhựa 

  • Nguyên nhân chính đến từ loại Phytophthora palmivora, xuất hiện trên phần thân, rễ chính và cành chính, đặc biệt là những bộ phận gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với mặt đất khi cây đã nhiễm bệnh.
  • Bào tử sống trong các vùng đất ẩm ướt xung quanh gốc cây, trong các mương tưới, và có roi bơi. Mầm bệnh lây lan cả cây thông qua nước tưới, côn trùng, nước mưa hoặc các dụng cụ, thiết bị làm vườn,..
  • Trên vỏ cây sẽ xuất hiện các đốm màu nâu đẻ rỉ nhựa ướt, khi bệnh đã chuyển nặng sẽ làm nứt vỏ và chảy nhiều nhựa màu nâu đỏ.
  • Phần vỏ cây và gỗ bên dưới chỗ bị nhiễm bệnh sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, nâu tím, bó mạch bị thâm đen. Giai đoạn nhiễm bệnh nặng, cây sẽ rụng lá, khô cành và chết dần. 

benh-nut-than-chay-nhua-tren-cay-trong.png

Bệnh nứt thân chảy nhựa xuất hiện trên phần thân, rễ chính và cành chính

Bệnh thối trái

  • Nấm khiến cây trồng nhiễm bệnh, làm thối đít quả, phần bên hông và gần cuống.
  • Khi nhiễm bệnh, trái xuất hiện các đốm nhỏ màu hơi đen, từ từ lớn dần và chuyển thành màu đen xám. bệnh sẽ làm hư hại phần thịt trái rất nhanh, làm nhũn thịt, có mùi tanh và chua lẫn lộn với nhau.
  • Giai đoạn bệnh nặng sẽ làm thối toàn bộ trái, xuất hiện nhiều sợi nấm bao phủ vết bệnh. 

benh-thoi-trai-tren-cay-sau-rieng-12.39.33.png

Nấm khiến sầu riêng nhiễm bệnh

Các biện pháp phòng trừ hiệu quả

Chính vì những tác nhân gây hại nguy hiểm này mà bà con cần có kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng trừ. Sau đây sẽ là các biện pháp phòng trừ hiệu quả mà Nông Dược XANH đã tổng hợp. 

Biện pháp hoá học 

  • Đầu tiên là quét vôi hoặc dung dịch Boóc đô 1% quanh phần gốc cây vào đầu và cuối mùa mưa, độ cao từ 0.7 - 1m tình từ mặt đất để hạn chế tối đa nấm tấn công từ gốc lên thân.
  • Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, tưới nước, thuốc kích thích ra hoa, đậu trái quá mức.
  • Sử dụng các sản phẩm Revus Opti 440SC, Acrobat® MZ 90/600WG, Priaxor® 500SC để phun trên lá hoặc sản phẩm EDDY để tưới gốc
  • Sử dụng thuốc vào những ngày trời nắng để hạn chế tình trạng nước mưa trôi thuốc 

Biện pháp canh tác 

  • Đầu tiên, đất trồng phải thông thoáng, tránh tình trạng ngập, úng nước
  • Mật độ các loại cây trồng hợp lý để không gian vườn thông thoáng, dễ dàng kiểm soát nguồn bệnh
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, hạn chế sử dụng các loại phân bón hoá học, tăng cường phân bón hữu cơ.
  • Phun thuốc trừ sâu, nấm định kỳ cho cây trồng. 

Biện pháp sinh học 

Tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cho cây bằng cách bổ sung các vi sinh vật có lợi từ EM thứ cấp, nấm Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces, kết hợp phân hữu cơ, phân đạm cá, humic,... cân đối và tiết chế liều lượng phân hoá học để tránh tình trạng ngộ độc. 

Lời kết 

Mong rằng bài viết của Nông Dược XANH đã có thể giúp bà con có thêm kiến thức hữu ích về loại nấm phytophthora này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí