Bật mí cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm hiệu quả nhất

Biên tập bởi Phạm Thị LươngĐăng 8 tháng trước1,7860

Thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm là loại thuốc đặc trị tốt các nấm bệnh và một số loài côn trùng. Tuy nhiên bà con sử dụng không đúng cách thuốc sẽ không phát huy hết tác dụng thậm chí còn ảnh hưởng đến cây trồng. Hãy theo chân Nông Dược Xanh hiểu rõ hơn về thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm là gì và cách sử dụng để mang lại hiệu quả nhất nhé! 

1. Thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm là một hợp chất hoá học có khả năng ngăn cản, tiêu diệt, xua đuổi hay hạn chế các loại dịch hại. Loại thuốc này có thành phần từ hoạt chất gốc đồng, gốc lưu huỳnh. Thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm chuyên trị các bệnh nấm, bệnh loét ghẻ hay sẹo quả.

Ưu điểm:

  • Thời gian cách ly tương đối dài (7 ngày).
  • Thuốc có hiệu quả kéo dài, tiết kiệm chi phí và nhân công. 

Nhược điểm:

  • Tuy nhiên có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

2. Tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm

Thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm có khả năng ngăn chặn và diệt trừ các loại bệnh do nấm gây ra đảm bảo cây trồng được bảo vệ tốt. Ngoài ra một số thuốc có khả năng diệt trừ côn trùng và cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây. Một vài nấm bệnh phổ biến xuất hiện trên nhiều loại cây trồng như:

  • Bệnh phấn trắng (Nấm Sphaerotheca pannosa var.)

  • Bệnh sương mai (Nấm Peronospora parasitica

  • Bệnh đốm lá (Nấm Pestalotia sp.)

  • Bệnh thán thư (Nấm Colletotrichum zibethinum)

  • Bệnh bạc lá (Vi khuẩn Xanthomonas Oryzae)

  • Bệnh lở cổ rễ (Nấm Rhizoctonia solani)

Hình 1: Nấm bệnh thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm đặc trị

3. Đặc điểm của thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm chứa gốc đồng

Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng có tính kiềm cao, gồm có 4 nhóm chính: Copper Oxychloride, Copper Hydroxide, Copper Sulfate và Copper Citrate.

Thuốc chứa gốc đồng có đặc điểm như:

  • Thuốc này ít hòa tan trong nước nên không dễ bị rửa trôi

  • Độc tính thấp, ít độc với động vật máu nóng, không bị tồn lưu trong đất, ít ảnh hưởng xấu đến cây trồng. 

  • Đối tượng tác động rộng, thuốc phòng trừ nhiều bệnh trên nhiều loại cây trồng như rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ, mốc sương, thối nhũn, bạc lá,...

  • Ngoài tác dụng diệt nấm và vi khuẩn, thuốc gốc đồng còn có hiệu quả cao trong việc diệt rêu, tảo.

Tuy nhiên thuốc gốc đồng có khả năng pha trộn thấp vì có tính kiềm cao.

 

Hình 2: Một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm thuộc gốc Đồng

4. Đặc điểm của thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm chứa gốc lưu huỳnh

Thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm chứa gốc lưu huỳnh là thuốc chứa nguyên tố lưu huỳnh, các hợp chất lưu huỳnh vô cơ và hữu cơ.

Thuốc bảo vệ thực vật chứa gốc lưu huỳnh có đặc điểm như:

  • Tác động của các dòng thuốc lưu huỳnh với nấm bệnh là khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học.

  • Thuốc lưu huỳnh đặc trị một số nấm bệnh trên nhiều loại cây trồng như: bệnh phấn trắng, ghẻ sẹo, đốm lá, đốm nâu, đốm đen, đốm rễ.  Ngoài ra còn tiêu diệt hiệu quả loài nhện. Bên cạnh đó, thuốc lưu huỳnh còn cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt.

  • Thuốc gốc lưu huỳnh ít độc đối với động vật máu nóng, an toàn với ong và cá nên bà con yên tâm sử dụng trong giai đoạn ra hoa đậu trái.

  • Thuốc có khả năng pha trộn thuốc thấp bởi có tính kiềm cao.

Hình 3: Một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm thuộc gốc Lưu Huỳnh

5. Một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm mạnh phổ biến nhất hiện nay

 
  1. Champion 77WP: Chuyên đặc trị các bệnh gây hại cho cây trồng như thánh thư trên cây xoài, thanh long,... nấm hồng trên cây cà phê,...

Hình thuốc trừ sâu Champion 77WP

  1. Norshield 86.2WG: Kiểm soát hiệu quả các bệnh như thán thư ở cây điều, thanh long, xoài,...; rỉ sắt trên cây cà phê, sắn,...

Hình thuốc trừ bệnh Norshield 86.2WG

  1. Kumulus 80WG: Đặc trị bệnh phấn trắng, ghẻ sẹo, nhện đỏ, nhện gié,... trên nhiều cây trồng.

Hình thuốc trừ sâu Kumulus 80WG

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm để mang lại hiệu quả cao

Để sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm đang là thắc mắc lớn của Nhà Nông. Sau đây là một số lưu ý cần nhớ để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn nhất:

  • Không pha chung với các loại thuốc trừ sâu, bệnh khác: Vì thuốc gốc đồng, gốc lưu huỳnh có tính kiềm cao, trong khi các thuốc trừ sâu khác mang tính axit. Khi bà con pha 2 chất này lại với nhau phản ứng hóa học sẽ xảy ra và làm giảm hiệu quả của các loại thuốc

  • Trong trường hợp Nhà nông muốn pha thuốc, bà con nên lấy một ít thuốc nguyên chất loại này pha với lượng tương đương thuốc loại kia. Hòa tan và để trong 2 đến 5 phút. Nếu có hiện tượng kết tủa, đóng váng, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc đổi màu thì Bà con vui lòng không pha chung các loại thuốc đó để phun

  • Bà con trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như nón, khẩu trang, áo khoác, găng tay,...để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc

  • Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng để không ảnh hưởng đến cây trồng

Hình 2: Cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm hiệu quả

Qua bài viết này Nông Dược XANH hy vọng bà con đã nắm rõ cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tính kiềm một cách hiệu quả nhất. Mong rằng Nhà Nông sẽ có một mùa màng thật bội thu và đó là niềm vui của chúng tôi. Nếu còn thắc mắc, bà con vui lòng liên hệ hotline 0966616664 để được tư vấn miễn phí.