Chế phẩm nấm trừ sâu kẻ thù tự nhiên tiêu diệt sâu bệnh

Biên tập bởi Lưu HoaĐăng 6 tháng trước3610

Chế phẩm nấm trừ sâu không chỉ là giải pháp an toàn mà còn là một biện pháp hiệu quả giúp bà con nông dân kiểm soát sâu bệnh. Được sản xuất từ những loại nấm đặc biệt như nấm trắng, nấm xanh, nấm tím, đây là nấm ký sinh tự nhiên đối với các loài côn trùng gây hại như: châu chấu, cào cào, rầy nâu, bọ xít, nhện đỏ,... Cùng Nông Dược Xanh khám phá những ưu điểm độc đáo của việc áp dụng chế phẩm nấm trừ sâu trong nông nghiệp.

1. Chế phẩm nấm trừ sâu là gì?

Các chế phẩm nấm trừ sâu thường chứa các loại nấm có khả năng sản xuất enzyme hoặc chất độc hại đặc trưng, tác động lên côn trùng mục tiêu. Những loại nấm này còn được gọi là nấm ký sinh côn trùng, là kẻ thù trong tự nhiên của các loài dịch hại. 

Mỗi loại nấm ký sinh sẽ có nhóm vật chủ nhất định. Vì vậy, chế phẩm từ nấm có khả năng tiêu diệt côn trùng một cách chọn lọc và không ảnh hưởng đến các loài sinh vật khác. Đây là ưu điểm vượt trội của chế phẩm trừ sâu từ nấm ký sinh

Chế phẩm này thường thuộc nhóm độc IV, thân thiện với môi trường, ít gây hại cho con người hay động vật khác. Có ba loại nấm thường được dùng làm chế phẩm nấm trừ sâu phổ biến: 

Hình: Ba loại nấm được dùng làm chế phẩm nấm trừ sâu

a. Nấm Beauveria bassiana (Nấm trắng)

Thuộc họ: Cordycipitaceae, lớp Sordariomycetes.

Cơ chế hoạt động: Nấm ký sinh trên cơ thể sâu bệnh, tạo ra các chất độc hại để kiểm soát và làm suy giảm sức khỏe của chúng.

Thời gian tác động: Khoảng 1-2 ngày, sâu chết từ 3-10 ngày sau khi phun tùy loại. Cơ chế sinh học cần một khoảng thời gian nhất định để nấm tấn công côn trùng.

Côn trùng mục tiêu: Rất hiệu quả đối với rầy nâu, bị xít, châu chấu, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu róm, nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng.

Hình: Một số loại côn trùng mà chế phẩm nấm trắng có thể phòng trị

b. Nấm Metarhizium anisopliae (Nấm xanh)

Thuộc họ: Clavicipitaceae, lớp Sordariomycetes.

Cơ chế hoạt động: Ký sinh và gây bệnh lây lan trong đàn côn trùng, côn trùng mục tiêu bao gồm: châu chấu, cào cào, rầy nâu, bọ dừa, bọ xít, sâu xanh, sâu ăn lá, ve gia súc,...  

Thời gian ủ bệnh: Thời gian nấm tấn công côn trùng khoảng 2 ngày, côn trùng bị tiêu diệt trong vòng 7-10 ngày sau phun. Hiệu quả duy trì được trong khoảng 15 - 20 ngày.

Hình: Một số côn trùng chế mà phẩm nấm xanh có thể phòng trị

c. Nấm Paecilomyces lilacinus (Nấm tím)

Thuộc họ: Ophiocordycipitaceae, lớp Sordariomycetes.

Cơ chế hoạt động: Ký sinh trên tuyến trùng thực vật, xâm nhập qua vỏ trứng và ấu trùng, làm thay đổi cấu trúc tế bào, chức năng nội tiết và quy trình trao đổi chất. Sự thay đổi này gây suy yếu và dẫn đến tử vong cho côn trùng gây hại.

Côn trùng mục tiêu: Các loại côn trùng thuộc họ cánh cứng, cánh màng, cánh vẩy, hai cánh,..

Hình: Một số côn trùng chế mà phẩm nấm tím có thể phòng trị

Các loại nấm này thường được sử dụng trong sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu để kiểm soát sâu bệnh trong nông nghiệp hữu cơ và các hệ thống canh tác bền vững, giúp giảm sự phụ thuộc vào hóa chất trừ sâu và bảo vệ môi trường.

2. Ưu điểm của chế phẩm nấm trừ sâu 

Chế phẩm nấm trừ sâu có nhiều ưu điểm quan trọng, đặc biệt là trong việc duy trì sự cân bằng sinh học trong môi trường nông nghiệp và giảm sự phụ thuộc vào các chất hóa học độc hại. Dưới đây là một số ưu điểm chính của chế phẩm nấm trừ sâu:

1. An toàn cho môi trường và con người: Chế phẩm nấm trừ sâu thường không gây hại cho môi trường và con người khi sử dụng đúng hướng dẫn, không tạo ra các chất độc hại hay tác động tiêu cực đến động vật và cây trồng khác.

2. Đa dạng: Nhiều loại nấm trừ sâu có thể được sử dụng để kiểm soát nhiều loại sâu bệnh hại khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong lựa chọn chế phẩm phù hợp với từng loại sâu cụ thể.

3. Đặc hiệu: Mỗi loại nấm thường chỉ tiêu diệt một nhóm côn trùng mục tiêu, hoàn toàn không ảnh hưởng đến các sinh vật xung quanh. 

4. Ít tạo ra kháng thuốc: Sâu bệnh hại ít có khả năng phát triển kháng thuốc đối với chế phẩm nấm trừ sâu so với các loại thuốc trừ sâu hóa học.

5. Phù hợp với phương pháp nông nghiệp hữu cơ: chế phẩm nấm trừ sâu là giải pháp thường được sử dụng trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ, với mục tiêu không sử dụng hoạt chất hóa học. 

Hình: Chế phẩm nấm trừ sâu phù hợp sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

3. Nhược điểm của chế phẩm nấm trừ sâu

Mặc dù chế phẩm nấm trừ sâu mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng có một số nhược điểm cần xem xét:

1. Hiệu quả chậm: Nấm trừ sâu có thể mất thời gian để phát triển trong quần thể sâu bệnh hại. Trong một số trường hợp, thời gian phản ứng chậm này có thể làm giảm hiệu suất kiểm soát.

2. Phụ thuộc vào môi trường: Hiệu suất của nấm trừ sâu thường phụ thuộc vào điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và pH đất. Các điều kiện không thuận lợi có thể làm giảm hiệu suất của thuốc.

3. Ổn định kém khi thay đổi khí hậu: Nấm trừ sâu có thể không ổn định trong điều kiện khí hậu biến đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp thay đổi thời tiết đột ngột.

Hình: Thuốc trừ sâu sinh học cần thời gian để phát huy công dụng tiêu diệt sâu bệnh

Tuy nhược điểm này tồn tại, nhưng với sự nghiên cứu và phát triển liên tục, các nhà khoa học đang cố gắng cải thiện tính hiệu quả và giảm nhược điểm của chế phẩm nấm trừ sâu để nó có thể được tích hợp một cách hiệu quả vào hệ thống nông nghiệp bền vững.

4. Một số sản phẩm từ chế phẩm nấm trừ sâu phổ biến trên thị trường

 
  1. Radiant 60SC: Tiêu diệt các loại sâu hại như bọ trĩ, sâu tơ, dòi đục lá, sâu xanh da láng,...

Hình thuốc trừ sâu Radiant 60SC

  1. Actimax 50WG: Đặc trị sâu tơ, bọ trĩ, sâu cuốn lá, nhện đỏ, nhện lông nhung,...thích hợp sử dụng trong trồng rau sạch.

Hình thuốc trừ sâu Actimax 50WG

5. Bà con lưu ý một số vấn đề để sử dụng chế phẩm nấm trừ sâu

Khi sử dụng chế phẩm nấm trừ sâu, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bà con sử dụng chế phẩm nấm trừ sâu trong nông nghiệp:

1. Kết hợp ba loại nấm: Bà con có thể lựa chọn sản phẩm kết hợp cả ba loại nấm để phòng trị phổ rộng hơn.

2. Thời điểm áp dụng: Áp dụng chế phẩm vào thời điểm phù hợp với chu kỳ phát triển của sâu bệnh hại.

3. Tuân thủ hướng dẫn: Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và điều chỉnh liều lượng theo điều kiện cụ thể của từng vùng trồng trọt.

4. Bảo quản đúng cách: Bảo quản chế phẩm nấm trừ sâu ở nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để duy trì độ sống của nấm. Lưu ý hạn sử dụng và không sử dụng chế phẩm hết hạn.

5. Tránh sử dụng trong điều kiện khí hậu bất lợi: Tránh áp dụng chế phẩm nấm trừ sâu trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa liên tục, độ ẩm cao quá mức, hoặc nhiệt độ cực kỳ thấp hoặc cao.

Hình: Lưu ý phun chế phẩm nấm trừ sâu trong điều kiện thời tiết thích hợp

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin để bà con hiểu rõ hơn về chế phẩm nấm trừ sâu, công dụng cũng như ưu điểm nổi bật của các sản phẩm từ chế phẩm nấm này. Lưu ý, lựa chọn sản phẩm nào còn tùy thuộc vào tình hình sâu bệnh cụ thể của từng vườn. Nếu Quý bà con có bất kỳ thắc mắc, vui lòng liên hệ với Nông Dược Xanh qua  hotline 0966616664 để được đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tự vấn miễn phí!