Thanh long trồng giàn chuyển mình chinh phục hiệu suất kinh tế

Biên tập bởi Lưu HoaĐăng 6 tháng trước2020

Những năm gần đây, thanh long trồng giàn đang dần được bà con ưa chuộng. Mặc dù, phương pháp trồng này đòi hỏi chi phí và số lượng hom giống ban đầu cao hơn so với việc trồng theo trụ, nhưng sự đầu tư này lại mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị thương phẩm tăng lên đáng kể, thậm chí gấp 2-3 lần. Không chỉ vậy, thanh long trồng giàn còn giúp bà con thuận tiện trong việc chăm sóc, vệ sinh vườn và thu hoạch trái. Hãy cùng Nông Dược Xanh tìm hiểu về những lợi ích đặc biệt của phương pháp này trong bài viết dưới đây. 

Hinh-Thanh-long-trong-gian-giup-tiet-kiem-dien-tich-dat-va-nang-cao-gia-tri-thuong-pham-2.jpg

Hình: Thanh long trồng giàn giúp tiết kiệm diện tích đất và nâng cao giá trị thương phẩm

1. Tại sao cây thanh long trồng giàn lại đem lại năng suất cao

Thanh long trồng giàn đang dần phổ biến và được nhiều bà con ưa chuộng, đặc biệt ở những vùng có diện tích đất hạn chế và muốn tối ưu hóa năng suất cây trồng. 

Bà con đã chuyển đổi phương pháp trồng thanh long từ việc sử dụng trụ sang áp dụng giàn, một sự thay đổi hiệu quả. 

Thay vào đó, hệ thống giàn mới được thiết kế sao cho các trụ liên kết thành một chuỗi dài. Khoảng cách giữa các trụ là 3m, nhưng đặc biệt ở giữa hai trụ chính lại có thêm ba trụ phụ, tiếp nối tạo thành cấu trúc giàn chắc chắn.

Điều này giúp thanh long leo lên và mở rộng trên cấu trúc giàn được thiết kế trước, tối ưu hóa không gian và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của cây. 

Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho bà con như:

1. Thời gian cho trái nhanh chóng: So với phương pháp trồng trụ mất khoảng 18 tháng mới có thể thu hoạch, thanh long trồng giàn chỉ mất 8-9 tháng để ra trái và thu hoạch. 

2. Năng suất cao hơn: So với trồng trụ, phương pháp leo giàn mang lại năng suất cao hơn. Với mức năng suất khoảng 60-80 tấn/ha/năm, bà con có cơ hội tối đa hóa thu nhập từ mỗi mét vuông đất. 

3. Chất lượng trái tốt hơn: Chất lượng và trọng lượng trái của thanh long trồng giàn cũng được cải thiện đáng kể so với phương pháp trồng trụ, làm tăng giá trị thương phẩm.

4. Tiết kiệm diện tích: Thanh long leo giàn cho phép tận dụng không gian theo chiều cao, giúp tiết kiệm diện tích vườn trồng và tăng hiệu suất sử dụng đất.

5. Dễ chăm sóc và quản lý bệnh: Cây thanh long trồng giàn giúp việc chăm sóc và quản lý bệnh trở nên thuận tiện hơn. Tất cả những công việc như cắt cành, xịt thuốc, tưới phân đều được thực hiện dễ dàng hơn do cấu trúc cây linh hoạt và mở rộng.

6. Tăng độ thông thoáng: Thanh long trồng giàn tăng độ thông thoáng cho vườn, giảm nguy cơ ẩm ướt quá mức, tăng diện tích cành tiếp xúc với ánh sáng giúp cây thanh long phát triển tốt và giảm nguy cơ nhiễm nấm bệnh. 

7. Thuận tiện cho thu hoạch: Việc thu hoạch trở nên thuận tiện hơn khi cây thanh long đã leo lên giàn. Bà con chỉ cần đi theo một đường thẳng, không cần phải đi quanh trụ để thu hoạch như thanh long trồng trụ. 

Hinh-So-sanh-giu-phuong-phap-cay-thanh-long-trong-gian-va-cay-thanh-long-trong-tru.jpg

Hình thanh long trồng theo giàn và trồng theo trụ

2. Hạn chế của cây thanh long trồng giàn

Mặc dù phương pháp thanh long trồng giàn mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm bà con cần lưu ý như: 

1. Chi phí đầu tư cao: Việc xây dựng hệ thống giàn, bao gồm cột và dây hỗ trợ, có thể đòi hỏi chi phí ban đầu lớn. Đây có thể là một nhược điểm đối với những bà con trồng thanh long với nguồn vốn hạn chế. 

2. Đòi hỏi kỹ thuật cao: Trồng thanh long leo giàn đòi hỏi bà con phải có kỹ thuật chăm sóc cây tốt về chiều cao, sâu bệnh, cắt tỉa và quản lý giàn,...

3. Khả năng lây nhiễm bệnh: Do không gian giữa các cây hạn chế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây nhiễm bệnh nếu một cây bị nhiễm bệnh hoặc nấm.

4. Chi phí nhân công cao: So với trồng trụ, thanh long leo giàn có diện tích thông thoáng hơn nên số lượng cành ra nhiều gấp 2-3 lần. Điều này đòi hỏi bà con phải tốn nhiều thời gian và chi phí nhân công để thực hiện quá trình cắt tỉa cành.

Hinh-Thanh-long-trong-gian-ton-lam-gian-giong-va-nhan-cong-nhieu-hon-trong-tru.jpg

Hình: Chi phí trồng thanh long leo giàn cao hơn so với trồng thanh long leo trụ

3. Kỹ thuật trồng thanh long leo giàn để tối ưu hóa năng suất

a. Thời điểm trồng thanh long leo giàn

Thời điểm trồng thanh long leo giàn thường tùy thuộc vào khí hậu cụ thể của khu vực và loại giống Thanh long bà con sử dụng.

Ở Miền Bắc, thời gian trồng thanh long leo giàn thích hợp là vào mùa xuân, từ tháng 3 đến tháng 5. Vào thời điểm này, cây thanh long sẽ có đủ thời gian để phát triển và chuẩn bị cho mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự leo giàn và phát triển của thanh long.

Ở Miền Trung và Miền Nam, các khu vực khí hậu ấm áp có thể trồng thanh long leo giàn quanh năm. Tuy nhiên, bà con có thể trồng vào cuối mùa mưa để tận dụng độ ẩm cho cây thanh long phát triển. 

b. Lựa chọn giống thanh long trồng giàn

Thanh long có hai giống phổ biến là ruột trắng và ruột đỏ. Việc chọn giống thanh long phù hợp phụ thuộc vào mục đích trồng của nông dân.

Để đảm bảo chất lượng, bà con nên chọn đơn vị cung ứng giống uy tín, đảm bảo hom giống được lấy từ cây mẹ có sự phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đem lại năng suất ổn định.

Cành giống cần đạt 1-2 năm, đã cho trái, khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh. Mắt cây nên có từ 3-5 gai để đảm bảo bật chồi tốt nhất.

Hinh-Hinh-Dam-bao-hom-giong-thanh-long-trong-gian-khoe-manh-khong-xuat-hien-nam-benh-.jpg

Hình: Đảm bảo hom giống thanh long trồng giàn khỏe mạnh, không xuất hiện nấm bệnh 

c. Thiết kế vườn và cách trồng thanh long leo giàn

Bước 1: Đất trồng thanh long cần được chuẩn bị trước ít nhất 1 tháng. Đất cần được làm sạch toàn bộ các vụ cây trước đó, sau đó cày xới và liếp đất với chiều cao 20-30 cm, rộng 4m, hướng đông tây để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời.

Bước 2: Cây thanh long được trồng giữa các luống. Mỗi trụ có 2 hom, khoảng cách giữa trụ là 3m. Có 3 trụ phụ ở giữa 2 trụ chính làm bằng sắt hoặc tre. Thiết kế một hệ thống dây cáp nối giữa các đầu trụ giúp cây thanh long leo lên tạo thành hệ thống giàn. Khoảng cách giữa các hàng là 4m.

Việc áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt được khuyến khích để dễ dàng chăm sóc và đảm bảo cây thanh long phát triển mạnh, đạt năng suất cao. Hệ thống tưới nước phun sương cũng có thể được sử dụng để duy trì độ ẩm khi xử lý thanh long ra trái.

Hinh-Hinh-Vuon-duoc-ba-con-lam-dat-va-xay-dung-he-thong-gian-1-thang-truoc-khi-trong-cay-thanh-long-leo-gian.jpg

Hình: Vườn được bà con làm đất và xây dựng hệ thống giàn 1 tháng trước khi trồng cây thanh long leo giàn

4. Một số lưu ý cần nhớ khi bà con chọn phương pháp thanh long trồng giàn

Khi trồng Thanh long theo phương pháp leo giàn, có một số lưu ý đặc biệt quan trọng bà con cần nhớ giúp đảm bảo sự phát triển và năng suất của cây:

  • Đảm bảo giàn được thiết kế chắc chắn và đủ cao tạo điều kiện cho thanh long hình thành giàn đảm bảo năng suất và chất lượng trái.
  • Kiểm tra cấu trúc giàn thường xuyên, tránh nghiêng đổ làm ảnh hưởng đến giàn thanh long.
  • Khoảng cách giữa các cây cũng như giữa các hàng nên đủ lớn để tạo không gian cho cây thanh long phát triển và tránh cạnh tranh tài nguyên như ánh sáng và dinh dưỡng.
  • Theo dõi sự phát triển của cây và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe để phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh.
  • Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn mùa mưa, để giảm rủi ro nhiễm bệnh và tăng cường sức khỏe của cây.

Hinh-Thanh-long-trong-gian-co-the-ap-dung-cac-cong-nghe-nhu-may-bay-phun-thuoc-de-toi-uu-chi-phi.jpg

Hình: Thanh long trồng giàn có thể áp dụng các công nghệ như máy bay phun thuốc để phòng trừ nấm bệnh

Qua bài viết trên, bà con đã thấy được ưu điểm vượt trội khi lựa chọn phương pháp trồng thanh long leo giàn. Không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, thanh long trồng giàn còn thuận tiện trong việc thu hoạch và tận dụng tối đa đất trồng cho bà con có ít diện tích vườn trồng. Mọi thắc mắc của Quý bà con xin vui lòng liên hệ Nông Dược Xanh qua hotline 0966616664 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn miễn phí!