Tỉa cành thanh long bí quyết giúp cây sinh trưởng mạnh, năng suất cao

Biên tập bởi Lưu HoaĐăng 6 tháng trước8360

Thanh long, một loại cây trồng phổ biến trong nông nghiệp, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để đạt được năng suất tốt nhất. Trong đó, tỉa cành là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết về tầm quan trọng của tỉa cành, cũng như cách tỉa cành ở từng giai đoạn khác nhau của cây thanh long. Bà con hãy cùng Nông Dược Xanh khám phá nhé!

1. Tầm quan trọng của tỉa cành thanh long

Tỉa cành thanh long đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và tăng năng suất mùa vụ của cây. Có một vài điểm quan trọng của việc tỉa cành như:

  • Tạo khả năng quang hợp: Cắt tỉa cành thanh long giúp tăng cường quang hợp, giúp ánh sáng mặt trời vào tận cành trong cùng của cây thanh long, tối ưu hóa quá trình quang hợp của cây.
  • Thông thoáng: Tạo không gian rộng rãi, thông thoáng giúp các cành giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sâu và nấm gây bệnh.
  • Tạo tán cây: Tỉa cành giúp tạo hình tán cây thanh long quanh trụ đều nhau, thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hoạch.

Hinh-Tia-canh-thanh-long-dung-cach-giup-cay-de-quang-hop-va-tang-nang-suat-vu-mua.jpg

Hình: Tỉa cành thanh long đúng cách giúp cây dễ quang hợp và tăng năng suất vụ mùa

2. Cách cắt tỉa cành thanh long ở các giai đoạn

a. Cách tỉa cành thanh long ở giai đoạn mới trồng

Tỉa cành thanh long ở giai đoạn mới trồng là một bước quan trọng trong việc hình thành cấu trúc, hình dáng trụ thanh long. 

Sau khoảng 2 tháng trồng, bà con nên tiến hành tỉa cành như sau:

  • Chọn ra một chồi khỏe mạnh nhất trên mỗi cây mẹ để trở thành chồi chính, giúp cây phát triển thẳng từ mặt đất lên tới đỉnh trụ.
  • Tỉa những chồi dư, dùng dây cột cành mẹ vào trụ để tạo cấu trúc cân đối và chống đổ cho cây thanh long. 

Trong giai đoạn này, bà con chỉ nên để duy nhất một chồi để phát triển thành cành chính, nuôi dưỡng cây thanh long từ giai đoạn này sẽ giúp cây có cấu trúc mạnh mẽ, tạo năng suất cao trong tương lai. 

Hinh-Cat-tia-nhung-choi-du-chon-choi-chinh-khoe-manh-de-phat-trien-tu-mat-dat-len-dinh-tru-.jpg

Hình: Cắt tỉa những chồi dư, chọn chồi chính khỏe mạnh để phát triển từ mặt đất lên đỉnh trụ

b. Cách tỉa cành thanh long trong thời kỳ cây phát triển

Giai đoạn cây thanh long trong thời kỳ phát triển, đòi hỏi bà con phải cắt tỉa cành, chăm sóc tỉ mỉ để tối ưu hóa quá trình sinh trưởng và phát triển tán của cây.

Khoảng 4-5 tháng sau khi trồng, cành thanh long dài qua đầu trụ. Bà con tiến hành uốn và cắt tỉa như sau: 

  • Uốn cành để tạo tán: Khi cành dài qua khỏi trụ, bà con uốn cành thanh long nằm xuống đỉnh trụ. Đặc biệt, thời tiết buổi trưa là thời điểm thích hợp để tận dụng độ dẻo của cành thanh long, tạo ra cấu trúc tán cây đều đặn để thuận lợi cho quá trình cây quang hợp sau này. 
  • Chọn chồi phát triển: Sau khi đâm chồi, mỗi cành mẹ bà con nên chọn 1-2 chồi phát triển khỏe mạnh, cách xa nhau và phân bố đều để giữ lại. Cắt tỉa những cành dư thừa giúp đảm bảo sự đồng đều của tán cây thanh long.
  • Sửa cành để cân bằng tán: Sau khi cành phát triển, bà con hãy sửa các cành để chúng phân bố đều về bốn hướng, giúp tán cây trở nên cân bằng và đẹp mắt. 

Hinh-Uon-dau-tru-thanh-long-cat-tia-nhung-troi-du-va-giu-lai-1-2-choi-khoe-manh-cach-xa-nhau-.jpg

Hình: Uốn đầu trụ thanh long, cắt tỉa những trồi dư và giữ lại 1-2 chồi khỏe mạnh cách xa nhau 

Trong giai đoạn cây phát triển, bà con thực hiện việc cắt tỉa thêm để tạo tán cây giống dạng cây dù. Điều này giúp cây phát triển đều, thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch.

  • Cắt tỉa những cành gãy, yếu và có tình trạng bệnh để cây thanh long tập trung phát triển những cành còn lại.
  • Đảm bảo cành thanh long được giữ lại đều đặn, thông thoáng giúp cây dễ quang hợp và ngăn ngừa các loại bệnh tấn công. 

Bà con nên thường xuyên kiểm tra vườn để đảm bảo cấu trúc tán thanh long đang phát triển đúng hướng. Nếu có chồi gãy do tác động từ bên ngoài hãy cắt tỉa ngay lập tức.

Hinh-Cat-tia-canh-thanh-long-giong-hinh-dang-cay-du-de-thuan-loi-cho-cay-sinh-truong.jpg

Hình: Cắt tỉa cành thanh long giống hình dạng cây dù để thuận lợi cho cây sinh trưởng

c. Cách tỉa cành thanh long giai đoạn sau thu hoạch

Sau thu hoạch là thời kì quan trọng để duy trì sức khỏe và sự phát triển của cây thanh long. Bởi, khi thanh long ra trái, cây đã tiêu hao một lượng lớn dinh dưỡng từ dây để nuôi trái. Cần tỉa bớt cành để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành khỏe, đảm bảo năng suất cho vụ mùa sau: 

  • Bà con kiểm tra và cắt tỉa những cành cũ bên trong tán, hoặc những cành không sản xuất trái nữa để tạo không gian thông thoáng cho cây. 
  • Giữ lại một số cành đã cho trái ở vụ trước để nuôi chồi mới và tiếp tục quá trình sinh sản. Mỗi cành bà con nên giữ lại khoảng 1-2 chồi phát triển tốt.
  • Cắt tỉa các cành thanh long ốm yếu, bị sâu bệnh hoặc hư hỏng nặng trong quá trình thu hoạch để tránh lây lan bệnh cho cây. 
  • Cắt tỉa đọt cành con khi cành dài khoảng 1,5m để cành mập và nhanh cho trái. 
     Hinh-Sau-thu-hoach-can-cat-tia-canh-thanh-long-bi-benh-hu-hai-va-nhung-canh-yeu-de-cay-tap-trung-nuoi-canh-con-lai.jpg

Hình: Sau thu hoạch, cần cắt tỉa cành thanh long bị bệnh, hư hại và những cành yếu để cây tập trung nuôi cành còn lại

Sau khi cắt tỉa cành thanh long, bà con nên kiểm tra dinh dưỡng của cây, cân nhắc bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc phân vi lượng để tăng sức đề kháng, đảm bảo dinh dưỡng cho cây.

3. Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện cắt tỉa cành thanh long

Bà con nên sử dụng kéo cắt cành để cắt tỉa, trong quá trình sử dụng kéo cắt tỉa cần được thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật:

  1. Cắt cụt các cành, chồi sát vào cành mẹ: Khi cắt cành và chồi, bà con nên cắt sát vào cành mẹ. Không nên chừa lại đoạn cành nào, vì những đoạn cành còn lại có thể làm tăng nguy cơ mọc cành lung tung, gây rối và che khuất ánh sáng cho các cành bên trong trụ.
  2. Tránh giật mạnh cành: Khi sử dụng kéo cắt tỉa, bà con tránh giật mạnh các cành xuống vì điều này có thể làm tổn thương đến các cành khác trên trụ. Làm cho tán thanh long bị lệch hướng, phá vỡ cấu trúc của cây.
  3. Kiểm tra tán phân bố đều: Sau khi bà con cắt tỉa, hãy đảm bảo rằng cành được phân bố đều trên trụ. Khoảng cách giữa các cành rủ xuống mặt đất đều được duy trì tương đương để tán cây được đều đặn và thuận lợi cho việc phát triển.

Hinh-Cat-tia-canh-thanh-long-sat-voi-canh-me-de-tranh-canh-con-moc-lung-tung-min.jpg

Hình: Cắt tỉa cành thanh long sát với cành mẹ để tránh tình trạng cành con mọc lung tung

4. Hướng dẫn xử lý cành thanh long sau khi cắt tỉa 

Sau khi cắt tỉa cành thanh long, bà con hãy: 

  1. Thu gom phế phẩm: Sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành thanh long, bà con hãy thu gom ngay những chế phẩm như cành già, cành bệnh, bông lép, trái thối của cây. Đảm bảo rằng chúng được tách biệt, tránh lây lan các mầm bệnh.
  2. Bảo vệ môi trường: Tránh để chế phẩm ngay tại vườn, ngăn chúng phân hủy gây hôi thối ảnh hưởng đến môi trường. 
  3. Ủ phân hữu cơ: Nếu có thể, bà con hãy thu thập chúng vào một khu vực ủ để tạo ra phân hữu cơ. Quá trình ủ, chế phẩm sẽ phân hủy, biến thành chất dinh dưỡng cung cấp khoáng chất quan trọng cho đất. 
     Hinh-Sau-khi-cat-tia-canh-thanh-long-che-pham-can-duoc-thu-gom-va-xu-ly-dung-cach.jpg

Hình: Sau khi cắt tỉa cành thanh long, chế phẩm cần được thu gom và xử lý đúng cách

Qua bài viết trên, bà con cũng hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ thuật tỉa cành thanh long. Bằng cách làm đúng kỹ thuật ở từng giai đoạn, nông dân có thể nâng cao chất lượng và năng suất của vườn thanh long một cách đáng kể. Mọi thắc mắc của bà con vui lòng liên hệ Nông Dược Xanh qua hotline 0966616664 để được các chuyên gia kỹ thuật tư vấn miễn phí!