Bọ trĩ (hay bù lạch) là loại côn trùng gây hại trên nhiều loại cây trồng và rau màu. Hiểu rõ vòng đời của bọ trĩ sẽ giúp nhà nông nắm bắt các phương pháp kiểm soát bọ trĩ hiệu quả hơn. Để tìm hiểu những vấn đề trên, Nông Dược XANH mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm sinh học của bọ trĩ
Bọ trĩ có tên khoa học là Stenchaetothrips Biformis thuộc họ Thripidae trong bộ cánh tơ. Đây là một loại côn trùng gây hại đối với nhiều loại cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại rau màu.
Bọ trĩ là côn trùng gây hại với nhiều loại cây
Có hơn 6000 loài bọ trĩ trên toàn thế giới. Trong số này, có dưới 10% chuyên gây hại về kinh tế đối với cây trồng. Kích thước của bọ trĩ rất nhỏ, chỉ khoảng 1/20 inch, cánh dài, hẹp và có hình dạng tua rua. Cơ thể bọ trĩ hình trụ với đầu dẹp tạo thành hình miệng nón. Bọ trĩ có nhiều màu như trắng, nâu sẫm, vàng và đen.
Bọ trĩ đẻ trứng trong mô cây, thường ở các bộ phận non của cây. Một con bọ trĩ cái có thể đẻ từ 40-50 trứng. Bọ trĩ non có màu vàng nhạt và gây hại khi sống chung với con trưởng thành. Chúng thuộc loại côn trùng biến thái trung gian.
2. Môi trường sống và ký chủ của bọ trĩ
Bọ trĩ đã được ghi nhận ăn thực vật từ hơn 29 bộ thực vật khác nhau, bao gồm:
- Cây ăn quả: Bơ, cam quýt, đào, mận,...
- Cây cảnh: Hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa dâm bụt, hàng rào cây thủy lạp, hoa hồng,...
- Cây rau: Đậu, bắp cải, bông, dưa chuột, hoa huệ, rau diếp, dưa, hành tây, đậu Hà Lan, hạt tiêu, cà chua,...
- Cây trồng trên đồng ruộng: Cỏ linh lăng, cỏ ba lá, cỏ,...
Một số loài bọ trĩ đa thực, nghĩa là chúng có thể ăn nhiều loại thực vật khác nhau. Trong khi đó cũng có những loài chuyên biệt và chỉ thích một số loại cây trồng.
Ví dụ: Bọ trĩ lay ơn chủ yếu được tìm thấy trên hoa và thân cây lay ơn, trong khi bọ trĩ dưa gây hại cho cây bầu bí và cây họ cà.
Lúa là một trong những cây ký chủ của bọ trĩ
Dưới đây là một số cây ký chủ phổ biến nhất của bọ trĩ:
- Bọ trĩ hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tím Châu Phi,…
- Bọ trĩ: Hạt tiêu, cà chua, cà tím,…
- Bọ trĩ sọc đỏ: Hành, tỏi, tỏi tây, hẹ,...
- Bọ trĩ nhà kính: Dưa chuột, cà chua, hạt tiêu, cà tím, thu hải đường, hoa đồng tiền,…
- Bọ trĩ Chi Lay ơn: Chi Lay ơn/Chi Lay dơn,…
- Bọ trĩ dưa: Dưa chuột, dưa lưới, dưa hấu, bí, cà chua, tiêu, cà tím,…
- Bọ trĩ Cuba: Ficus retusa, bạch đàn, hoa lan,…
3. Vòng đời của bọ trĩ
Vòng đời của bọ trĩ (từ khi là trứng đến khi chết) có thể kéo dài đến 2 tháng và trong một năm có thể xuất hiện khoảng 20 thế hệ bọ trĩ hoàn thành chu kỳ phát triển. Con cái trưởng thành có thể đẻ từ 150 đến 300 trứng trong suốt cuộc đời của chúng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và mức độ dinh dưỡng.
Có tất cả 6 giai đoạn chính trong vòng đời của bọ trĩ là: Trứng, tiền ấu trùng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành.
Minh họa vòng đời bọ trĩ qua 6 giai đoạn cụ thể
Để nắm rõ hơn về vòng đời của bọ trĩ, nhà nông có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bảng sau:
Thời kỳ | Thời gian |
Đặc điểm hình thái |
Vị trí phát triển |
Gây hại thực vật |
Trứng | 2 - 4 ngày | Trứng bọ trĩ có hình bầu dục màu trong suốt khi mới đẻ, chuyển vàng nhạt khi sắp nở. | Lá non, hoa | Không |
Tiền ấu trùng | 1 - 2 ngày |
Ấu trùng mới nở sẽ có thân trong suốt. Sau lần lột xác đầu tiên chúng có màu vàng nhạt. Cơ thể hình ống, râu dài không quá ½ chiều dài cơ thể và đầu nhỏ hơn ngực. |
Lá non, hoa, quả | Có |
Ấu trùng | 2 - 4 ngày | Lá non, hoa, quả | Có | |
Tiền nhộng | 1 - 2 ngày | Nhộng màu vàng sẫm, cánh kéo dài tới đốt bụng thứ 4. Ấu trùng sẽ chuyển thành nhộng trong lá cuốn. | Đất/phương tiện trồng trọt | Không |
Nhộng | 1 - 2 ngày | Đất/phương tiện trồng trọt | Không | |
Trưởng thành | 30-45 ngày | Bọ trĩ trưởng thành có cánh dài, tua rua. | Lá non, hoa, quả | Có |
4. Bọ trĩ gây hại cho cây trồng như thế nào?
Bọ trĩ trưởng thành và sâu non đều hút nhựa lá và hoa của cây, gây ra các triệu chứng như các điểm trắng nhỏ trên lá, lá cuốn lại ở chóp và lá héo, tóp, khô vàng. Đặc biệt, bọ trĩ là một trong những loài hại lúa nghiêm trọng. Các triệu chứng xuất hiện từ lúc cây mới mọc đến khi đẻ nhánh, sau đó giảm dần tới lúc lúa trổ vì lá cứng không thích hợp cho bọ trĩ gây hại.
Bọ trĩ làm vàng và xoăn lá cây
Nhiệt độ thích hợp để bọ trĩ phát triển là 15 - 25ᵒC. Chính vì vậy, bọ trĩ gây hại cây mạnh nhất vào thời gian đầu vụ Đông Xuân vì thời gian này ít mưa.
Ở các vụ khác, mưa nhiều làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ, đặc biệt là bọ trĩ trưởng thành. Quần thể bọ trĩ phát triển mạnh ở những năm hạn hán, đặc biệt các con trưởng thành có khả năng kháng thuốc cao.
5. Hướng dẫn nhận biết bọ trĩ hại cho cây trồng
Có nhiều dấu hiệu mà cây trồng bị tổn thương bởi bọ trĩ. Để nhận biết bọ trĩ, bà con có thể làm ẩm tay, sau đó dùng lòng bàn tay quét lên đỉnh cây lúa, lá rau màu, cành thanh long. Sau đó, hãy đưa lòng bàn tay gần mắt để quan sát kỹ. Nếu thấy xuất hiện các con bọ nhỏ màu đen (khoảng 1,5mm) nhảy hoặc bò chậm do dính nước thì đó là bọ trĩ.
6. Những phương pháp quản lý bọ trĩ hiệu quả
Sau khi đã nắm rõ vòng đời của bọ trĩ cũng như cách gây hại của chúng, mời bà con tiếp tục theo dõi 3 phương pháp quản lý loại côn trùng này dưới đây.
a. Phương pháp cơ học
Cắt tỉa và tiêu huỷ cây nhiễm bệnh là phương pháp hiệu quả thường được bà con sử dụng. Tuy nhiên, tránh cắt tỉa cả cây mà chỉ tỉa tán rậm rạp. Cắt tỉa kích thích sự phát triển mới của bọ trĩ. Chính vì vậy, người nông dân chỉ nên cắt tỉa ngay phía trên hốc và mắt cành thay vì cắt bỏ đầu cành.
Cắt tỉa và tiêu hủy cây đã bị bọ trĩ làm hại
Một trong những biện pháp khác là làm mái che cho cây. Mái che có tác dụng ngăn chặn bọ trĩ xâm nhập và hạn chế sự phát triển, lây lan của chúng. Sử dụng lưới là cách làm mái che phổ biến nhất. Lưới che có nhiều loại với đa dạng kích thước phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
Nông dân nên phủ mái che trước khi cây mọc hoặc che cho những cây chưa bị bệnh. Lưu ý, chỉ nên sử dụng mái che khi cây còn non và dễ bị hư hại nhất. Khi cây đã lớn, bà con nên dỡ bỏ mái che để có đảm bảo điều kiện ánh sáng cũng như tránh cây bị nóng.
Bọ trĩ có xu hướng bị thu hút bởi ánh sáng màu vàng và xanh. Do vậy, nông dân có thể sử dụng bẫy vàng hoặc xanh để tiêu diệt bọ trĩ. Khi bọ trĩ bay vào bẫy, chúng sẽ bị dính vào lớp keo có sẵn trong bẫy và chết.
Mẹo sử dụng bẫy vàng để tiêu diệt bọ trĩ của bà con nhà nông
Lưu ý: Nên đặt bẫy ở các bị trĩ có nhiều ánh sáng và gần khu vực trồng cây. Bên cạnh đó, bà con cũng cần kiểm tra và thay bẫy theo định kỳ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
b. Phương pháp sinh học
Nuôi hoặc thu hút thiên địch là một biện pháp sinh học hiệu quả để quản lý bọ trĩ. Một số thiên địch của bọ trĩ phổ biến bao gồm:
- Bọ rùa: Bọ rùa là một loài côn trùng có kích thước nhỏ, màu đỏ hoặc cam. Bọ rùa ăn thịt ấu trùng và trứng của bọ trĩ.
- Ong ký sinh: Ong ký sinh đẻ trứng vào trong cơ thể bọ trĩ, ấu trùng ong ký sinh sẽ ăn thịt bọ trĩ từ bên trong.
Phương pháp này có ưu và nhược điểm như:
Ưu điểm |
|
Nhược điểm |
|
c. Phương pháp hóa học
Bọ trĩ là loài côn trùng gây hại khó tiêu diệt hoàn toàn. Chính vì vậy, nông dân có thể kế hợp sử dụng hoá chất với các biện pháp canh tác thích hợp để kiểm soát dịch bệnh.
Bà con nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có độc tính thấp đối với con người và vật nuôi. Những loại thuốc này có ít tác động tiêu cực đến môi trường cũng như không ảnh hưởng nhiều đến các loại thiên địch. Một số hoạt chất trừ sâu nên được sử dụng để diệt bọ trĩ bao gồm:
- Hoạt chất Dinotefuran (Oshin 100SL)
- Hoạt chất: Flonicamid (Teppeki 50WG)
- Hoạt chất Imidacloprid (Confidor 200SL)
- Hoạt chất Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, PREVATHON 5SC)
- Hoạt chất Spinetoram (Radiant 60SC)
- Hoạt chất Cyantraniliprole (Minector Star 60WG)
- Hoạt chất Spirotetramat (Movento 150OD)
- Hoạt chất Chlorfenapyr (Solo 350SC)
- Chiết xuất lá Neem (Neem Nim 0.3EC)
Sử dụng thuốc azadirachtin để diệt trừ bọ trĩ
7. Lưu ý giúp nhà nông tiêu diệt bọ trĩ hiệu quả
Bọ trĩ là loài côn trùng gây hại dễ kháng thuốc. Vì vậy bà con cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc đối với cây trồng:
- Luân phiên thuốc: Thay đổi hoạt chất thuộc và ưu tiên chọn những loại có cơ chế tác động khác nhau.
- Phun vào thời điểm nắng nóng: Việc làm này giúp tăng cường khả năng phát huy hiệu quả thuộc thuốc diệt trừ bọ trĩ.
- Phun bằng máy áp lực mạnh: Thuốc được phun ra sẽ ở dạng sương nhỏ, dễ dàng len lỏi vào cây trồng và tiếp xúc với nhiều bọ trĩ hơn.
Bài viết trên đây đã giúp người nông dân đã hiểu về vòng đời của bọ trĩ cũng như các phương pháp quản lý chúng hiệu quả. Để mua thuốc trị bọ trĩ cũng như nhận tư vấn về các giải pháp nông nghiệp, bà con hãy liên hệ ngay với Nông Dược XANH qua hotline 09.6661.6664 để được tư vấn miễn phí và chi tiết!