Top 4 loài sâu đất phổ biến và cách diệt sâu đất hiệu quả

Biên tập bởi CTVĐăng 4 tháng trước1,8440

Sâu đất là mối nguy hại nặng nề vì chúng tấn công trực tiếp vào bộ rễ. Tuy nhiên, những con côn trùng này lại khó phát hiện nên thiếu giải pháp phòng trị kịp thời. Nông dược XANH chia sẻ dấu hiệu nhận biết sớm và các cách diệt sâu đất hiệu quả và an toàn.

Các loại sâu đất cần tiêu diệt

Có rất nhiều loại sâu đất gây hại cho cây trồng, tuy nhiên một số loại cần tiêu diệt bao gồm:

Sâu siêu nhân

Sâu siêu nhân (Symphylans) là loại động vật chân đốt có cơ thể nhỏ dài 0.5 - 2cm, mảnh khảnh, dễ gãy, 6-12 đôi chân. 

Loài này sinh sản quanh năm, thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu. Chúng có đặc tính lẩn trốn rất nhanh, giả chết. Trứng có màu trắng, hình cầu. Khi đã thành trùng, chúng lột xác hơn 40 lần.

Môi trường sống là nơi ít ánh sáng, đất giàu hữu cơ, pha cát, tơi xốp, nhiều mùn, đất ẩm ướt (nhưng không ngập úng). Loài sâu này xuất hiện sẽ gây hại cục bộ cho vườn thiệt hại lên đến 20-30% nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

sau-sieu-nhan-gay-hai-cho-vuon.png

Sâu siêu nhân gây hại cục bộ cho vườn

Tuyến trùng

Tuyến trùng là động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn, có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy chúng qua kính hiển vi. Dựa vào hình hình thức ký sinh tuyến trùng có ba dạng sau:

  • Nội ký sinh: Sống ký sinh bên trong rễ cây, chích hút dinh dưỡng từ tế bào, khiến rễ bị sưng phồng, biến dạng, tạo điều kiện cho nấm bệnh Fusarium sp, Phytopthora sp, Rhizoctonia sp, Pythium sp tấn công.
  • Ngoại ký sinh: Sống bên ngoài rễ, sử dụng kim để chích hút dinh dưỡng, gây hại rễ và truyền virus cho nhiều cây trồng như thanh long, cà phê, tiêu…
  • Bán nội ký sinh: Một phần cơ thể (phần đầu) ký sinh trong rễ, phần còn lại ở ngoài môi trường đất gây ta những nốt sần trên rễ.

Khi cây đã bị tuyến trùng xâm nhập sẽ có những biểu hiện như sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển màu vàng và dễ nhiễm bệnh do nấm, vi khuẩn do tuyến trùng tạo vết thương trên rễ. 

Tuyến trùng không gây chết cây ngay nhưng ảnh hưởng lâu dài đến năng suất và chất lượng.

tuyen-trung-hai-re-cay.png

Tuyến trùng hại rễ cây

Sùng đất

Sùng đất hay còn gọi là ấu trùng bọ hung là một trong những loài côn trùng gây hại phổ biến trong vườn cây. Chúng cắn phá rễ, thân, lá cây cho nấm bệnh xâm nhập làm cây còi cọc, chậm phát triển.

Chúng có kích thước khá lớn dài từ 2 - 5 cm, vòng đời phát triển từ 9 - 12 tháng và trải qua các giai đoạn trứng, ấu trùng (sùng đất) và trưởng thành (bọ hung).

Sùng đất là loại chủ yếu ăn các loại xác bã thực vật, phân chuồng, rễ, thân, lá cây. Loài côn trùng này thích sống trong đất có độ mùn cao, tơi xốp, ẩm ướt.

Kiến

Kiến dù nhỏ bé nhưng lại là mối nguy tiềm ẩn cho nhiều loại cây trồng. Kiến có màu sắc nâu hoặc đen, thường di chuyển thành hàng dài, tha ấu trùng trên mình và cộng sinh với rệp gây hại cho cây ăn quả.

Kiến gây hại bằng cách đục phá gốc cây làm hư cành non, tai lá, nụ hoa, quả non, quả chín, gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

Mật do kiến tiết ra chính là thức ăn cho nấm phát triển tăng nguy cơ nấm bệnh tấn công cây. Chúng làm tổ trên cây che ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.

Những cách diệt sâu đất hiệu quả

Dưới đây là một số cách diệt sâu trong đất đơn giản mà bà con có thể áp dụng tại nhà:

Biện pháp hóa học

Quản lý sâu đất đòi hỏi sự kết hợp của biện pháp xông hơi khử trùng đất và sử dụng thuốc hóa học một cách luân phiên và hợp lý.

  • Xông hơi khử trùng đất: Trước tiên, bà con cày bừa đất thật kỹ, dùng từng phần nhỏ Basamid Granular 97MG rải đều mặt đất, tưới nước và phủ nilon kín mặt đất. Sau 4-5 ngày, tháo bỏ nilon, xới đất cho thoáng khí.
  • Thuốc hóa học: Sử dụng luân phiên một số loại thuốc trừ sâu sau đây để phòng trừ siêu nhân: Oshin 20WP (Dinotefuran), Actara 25WG (Thiamethoxam), Prevathion 35WG (Chlorantraniliprole).

Biện pháp sinh học

Giải pháp này dùng chế phẩm sinh học kết hợp nấm xanh và nấm trắng dưới dạng nang bào tử, tận dụng cơ chế ký sinh và lây nhiễm gây bệnh của các loài nấm này để tiêu diệt côn trùng gây hại.

Nấm xanh và nấm trắng xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua da hoặc đường tiêu hóa. Nấm phát triển trong cơ thể côn trùng, tạo ra các độc tố khiến chúng ngưng ăn và chết. Bào tử nấm từ côn trùng chết lây sang các côn trùng khác.

nam-xanh-diet-sau-dat.png

Nấm xanh diệt sâu đất

Biện pháp canh tác

Áp dụng hiệu quả các biện pháp này không chỉ giúp tiêu diệt côn trùng mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của cây trồng và tăng năng suất:

  • Loại bỏ tàn dư cây trồng, cỏ dại sau khi thu hoạch để hạn chế nơi trú ẩn cho các loài sâu đất.
  • Cày bừa kỹ, phơi đất, bón vôi để tiêu diệt côn trùng và trứng
  • Luân canh với các loại cây trồng không mẫn cảm với sâu đất trong 2-3 năm liên tiếp.
  • Bón phân hữu cơ hoai mục, phân chuồng ủ với nấm Trichoderma để tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất, ức chế sâu đất.
  • Duy trì mực nước trong ruộng lúa cao, khoảng 3-5cm trong 5-7 ngày để hạn chế sự phát triển của sâu đất.

Lưu ý khi diệt sâu đất

Bà còn cần chú ý những một số vấn đề khi diệt sâu trong đất:

  • Xác định giai đoạn phát triển của sâu để tìm ra phương pháp diệt trừ phù hợp.
  • Kết hợp nhiều biện pháp diệt trừ khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.
    Thường xuyên kiểm tra các cây trồng để phát hiện sớm dấu hiệu của sâu bệnh.
  • Khi phát hiện dấu hiệu sâu bệnh cần có biện pháp xử lý ngay lập tức để tránh lây lan.

Với những cách diệt sâu đất trong bài viết bà con sẽ có thêm nhiều lựa chọn hiệu quả để phòng tránh sự tấn công của sâu hại giữ cho khu vườn luôn xanh tốt và trĩu quả. 

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm trừ sâu sinh học tại Nông dược XANH, bà con hãy  gọi điện hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.