Kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái đạt năng suất cao

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước54,3760

Cây ăn trái là một trong những loại cây trồng không phải dễ canh tác bởi, nhất là trong khâu bón phân. Qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, cây ăn trái yêu cầu lượng phân bón NPK với tỷ lệ khác nhau sao cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nếu như không biết cách chăm sóc và bón phân thì rất có thể, vụ mùa của bà con sẽ chẳng thu được lợi ích gì. Do đó, hôm nay FUNO xin chia sẻ đến bạn đọc kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái đạt năng suất cao.

bon-phan-khoa-hoc-funo-min.jpg

Nhu cầu dinh dưỡng và loại phân bón phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của cây

Mỗi cây ăn trái sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn sinh trưởng và phát triển và trong mỗi giai đoạn đó, nó yêu cầu những sự chăm sóc khác nhau. Dưới đây sẽ là nhu cầu dinh dưỡng qua 5 thời kỳ cây ăn trái phát triển mà FUNO muốn chia sẻ đến bạn:

•    Thời kỳ cây non

Trong thời kỳ này, cây cần nhiều phân lân và phân đạm để kích thích ra rễ và đâm chồi. Do đó, bà con nên lựa chọn những loại phân bón có chứa hàm lượng đạm và lân cao để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây. Chẳng hạn, bà con có thể sử dụng một số loại phân NPK nhập khẩu như NPK 20 – 20 – 15, CYTOVITA NPK 15 – 30 – 15,…

CYTOVITANPK15-30-1525kg-min.png

•    Thời kỳ cây chưa ra bông

Giai đoạn này, cây cần cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc ra bông, đậu trái. Vì thế, thay vì sử dụng phân đạm, bà con nên tăng cường bón phân NPK với hàm lượng lân và kali cao như NPK Lotufert 15 – 30 – 15. Bón thừa đạm chẳng những vừa tốn kém mà còn có nguy cơ gây hại cho cây bởi khó ra tược, ra hoa.

•    Thời kỳ cây ra bông và nuôi trái

Trong thời kỳ này, cây cần tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất để duy trì và phát triển ỏn định. Đồng thời, nó sẽ tránh việc cây bị mất sức trong việc tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và trái.

Cũng trong giai đoạn cây bắt đầu ra bông và nuôi trái, bà con không nên chỉ tập trung riêng một yếu tố đạm, lân hay kali. Thay vào đó, bà con nên bón phân NPK với hàm lượng N – P – K đầy đủ. Đạm sẽ giúp tăng kích thước và chất lượng của trái, giúp trái có màu sắc đẹp hơn, ngon hơn và mùi vị ngọt hơn. Ngoài ra, kali giúp tăng cường vận chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi trái, đảm bảo năng suất và chất lượng trái tốt nhất.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại phân bón NPK, nhưng bà con nên ưu tiên sử dụng NPK 15 – 5 – 25, NPK 19 – 9 – 19, NPK 20 – 10 – 10,… để đảm bảo cây và trái có thể phát triển tốt nhất.

•    Thời điểm trước thu hoạch

Vào thời điểm trước khi thu hoạch, người nông dân nên chú ý chăm sóc cây để thu được năng suất cao nhất. Bà con nên tập trung bổ sung kali cho cây nhưng tuyệt đối không bón đạm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Trong giai đoạn này, bà con có thể dùng phân bón lá NPK phức hợp như NPK Lotufert 10 – 0 – 46 và nên bón từ 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch.

•    Thời điểm sau thu hoạch

Sau thu hoạch, bà con vẫn nên tiếp tục bón phân NPK cho cây ăn trái để cây có thể phục hồi nhanh nhất và cho trái mùa sau. Thời gian này, cây sẽ cần nhiều đạm và lân để kích thích ra rễ, đâm chồi.

CYTOVITANPK13-5-3525kg1-min.png

Kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái đạt năng suất cao

Nhằm giúp cây hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, bà con nên lưu ý một vài kinh nghiệm bón phân sau đây:

•    Bón phân NPK theo tán cây và cách gốc từ 1 – 1.5m bởi gốc hấp thụ dinh dưỡng kém.
•    Xới tơi đất trước khi bón hoặc đào hố, đào rãnh để vùi phân tránh cho phân bị rửa trôi hoặc bốc hơi.
•    Tưới nước sau khi bón để hòa tan phân đồng thời cung cấp nước cho cây.
•    Không nên bón NPK khi trời quá nắng hoặc mưa nhiều.

Trên đây là kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái mà FUNO muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 0911.311.100 để được FUNO tư vấn chi tiết nhé!