QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐẠM CHO HÀNH TÂY CỦ TO, NĂNG SUẤT CAO

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước2,1860

Hành tây (Allium cepa L.) là một loại rau được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Hành tây được trồng phổ biến thứ hai, chỉ sau cà chua. Đạm là một chất dinh dưỡng thiết yếu, quyết định năng suất cây trồng. Do bộ rễ thưa và nông nên hiệu quả sử dụng phân đạm của hành tây thường thấp và nguy cơ thất thoát đạm cao. Vì vậy, cần quản lý dinh dưỡng đạm hiệu quả để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng củ hành tây.

Một khảo sát về sự ảnh hưởng của việc bón phân đạm (0, 80, 120, và 160 kg/ha phân urê) và lưu huỳnh (0, 20, 40, và 60 kg/ha) đến năng suất và chất lượng củ hành tây. Hành tây trồng trên nền đất thịt pha sét có pH 6.0.

Bón phân đạm kết hợp lưu huỳnh giúp tăng năng suất củ

Đạm có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất củ hành tây. Bón 120 kg đạm/ha làm tăng đáng kể số lá trên cây và chiều cao cây, cũng như giảm lượng đạm dư thừa trong đất so với cây đối chứng.

Bón đạm liều lượng 120kg/ha làm tăng năng suất 62% so với cây không được bón đạm. Số lượng lá trên cây đạt 14.8 lá/cây khi bón 120kg đạm/ha so với ruộng không được bón phân urê chỉ đạt 11.7 lá/cây. Chiều cao của cây hành cũng đạt giá trị cao nhất là 49.2 cm khi được bón đạm hợp lý so với cây không được bón đạm chỉ cao 41.2 cm. Tuy nhiên, tăng lượng đạm lên 160 kg/ha có xu hướng làm giảm năng suất củ, số lá trên cây và chiều cao cây.

Sử dụng lưu huỳnh cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất củ hành. Bón 40 kg lưu huỳnh/ha cho năng suất củ cao hơn 70% so với ruộng không bón lưu huỳnh. Nhưng năng suất củ sẽ giảm xuống khi lượng phân lưu huỳnh vượt qua 40kg/ha.

Chiều cao cây, số lá/cây tăng khi hàm lượng phân lưu huỳnh tăng. Nhưng các tiêu chí này đạt tối đa ở liều lượng 40 kg lưu huỳnh/ha và sau đó giảm xuống. Ở nồng độ 40 kg/ha, số lá/cây đạt 14.8 lá/cây so với 11.6 lá/cây khi không bón lưu huỳnh. Chiều cao cây hành đạt giá trị cao nhất là 50.5 cm khi bón lưu huỳnh thích hợp so với chiều cao 41.4cm khi cây không được bón lưu huỳnh.

Do đó, việc bón kết hợp đạm và lưu huỳnh ở hàm lượng tương ứng 120 kg đạm/ha và 40 kg lưu huỳnh/ha cho thấy tăng đáng kể năng suất củ. Việc bổ sung thêm đạm (160 kg/ha) và lưu huỳnh (60 kg/ha) làm giảm năng suất củ hành. Điều này có thể gây mất cân bằng hoặc tác động xấu đến dinh dưỡng của cây trồng dẫn đến năng suất thấp hơn

anhwebsite9QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐẠM CHO HÀNH T Y CỦ TO, NĂNG SUẤT CAO

Bón phân đạm kết hợp lưu huỳnh giúp tăng chất lượng củ

Đạm cũng ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của củ hành. Đường kính và trọng lượng củ tăng lên đáng kể do bón đạm lên đến 120 kg/ha và sau đó giảm xuống khi lượng đạm tăng lên.

Kích cỡ của củ hành thay đổi từ 4.0 lên 4.9 cm nhờ bón phân đạm. Trọng lượng củ tăng lên 41.7% khi cây được bón 120 kg đạm/ha so với khi không bón đạm.

Đường kính và trọng lượng củ được tăng lên đáng kể khi bón lượng lưu huỳnh ở nồng độ 40 kg/ha và sau đó giảm xuống. Trọng lượng củ tăng lên đến 40.7% ở nồng độ 40 kg/ha so với khi không bón lưu huỳnh. Kích thước củ cũng tăng từ 3.6 lên 5.0 cm nhờ bón phân đạm tỷ lệ này.

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG ĐẠM CHO HÀNH T Y CỦ TO, NĂNG SUẤT CAO

Bón phân đạm kết hợp lưu huỳnh giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng

Sự hấp thu đạm của củ hành tây tăng dần khi bón thêm phân đạm lên đến 120 kg/ha và giảm sự hấp thu khi bón 160 kg đạm/ha.

Bón phân lưu huỳnh làm tăng khả năng hấp thu đạm ở củ. Hàm lượng đạm được hấp thu tăng từ 224 đến 419 kg/ha nhờ bón kết hợp lưu huỳnh. Sự hấp thụ đạm tăng lên khi hàm lượng phân lưu huỳnh tăng lên đến 40 kg / ha. Nếu tiếp tục tăng thêm lưu huỳnh, sẽ làm giảm sự hấp thu đạm.

Việc bổ sung phân đạm và lưu huỳnh ảnh hưởng tích cực đến số lá/cây, chiều cao cây, đường kính củ, khối lượng củ và năng suất củ hành. Sự hấp thụ đạm và lưu huỳnh của củ cũng tăng đáng kể khi bón phân kết hợp. Năng suất cao nhất của hành và sự hấp thụ dinh dưỡng tối đa khi bón kết hợp 120 kg đạm/ha và 40 kg lưu huỳnh/ha. 

Dịch thuật và tổng hợp bởi Công ty TNHH Funo