BÓN ĐẠM ĐÚNG CÁCH GIÚP HẠN CHẾ DƯ THỪA NITRAT TRONG NÔNG SẢN

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước3,0540

Nitrat là một trong bốn tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá độ an toàn của nông sản, cùng với kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật. Nhưng lượng nitrat dư thừa trong rau, củ, quả không thể loại bỏ bằng việc rửa nước hay nấu chín. Khi ăn phải thực phẩm chứa lượng nitrat vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ngộ độc như khó thở, hạ huyết áp… về lâu dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư, gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

1.      Tác hại của sự dư thừa nitrat đối với sức khỏe con người

Hiện tượng dư thừa nitrat trong cây trồng là điều bình thường. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, người nông dân thường dùng lượng lớn phân đạm dẫn đến dư thừa nitrat vượt mức cho phép đối với cây trồng.

Mức giới hạn cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/kg) theo Quyết định số 867/1998 của Bộ Y tế.

STT Nông sản Hàm lượng (mg/kg)
1 Bắp cải <=500
2 Cà chua <=150
3 Dưa chuột <=150
4 Khoai tây <=250
5 Xà lách <=1500

 

Nitrat trong cơ thể con người được chuyển hóa thành nitrit. Nitrit dễ dàng phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, một chất gây ung thư.

Nitrat chuyển hóa thành nitrit, sau đó liên kết với hồng cầu dẫn đến mất khả năng vận chuyển oxy trong máu. Trường hợp nhẹ sẽ gây mệt mỏi, khó thở, hạ huyết áp. Nếu nhiễm nitrat ở nồng độ cao hơn có thể gây hôn mê thậm chí tử vong.

Một nghiên cứu ở Anh phát hiện rằng, tỷ lệ mắc các khối u tăng cao ở người sinh sống tại khu vực bị ô nhiễm nitrat.

2.      Nitrat tích lũy trong cây phụ thuộc vào yếu tố nào?

Khả năng tích lũy nitrat phụ thuộc vào từng loại cây trồng. Một số loài cây có mức tích lũy nitrat cao như: họ rau Dền, họ Cúc, họ Cần Tây và họ Cải. Trong khi những loài khác như họ Bạc Hà thì có mức tích lũy thấp hơn.

Các cơ quan khác nhau có khả năng tích lũy nitrat ở mức khác nhau, theo thứ tự tăng dần: cuống lá< lá< thân< rễ< cụm hoa< củ< quả< hạt. Tuy nhiên, sự tích tụ nitrat trong mô thực vật cũng phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của mô, cơ quan. Ví dụ, ở lá non ít tích lũy nitrat hơn ở các lá trưởng thành.

Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng tích lũy nitrat. Cung cấp phân đạm cho cây dưới trong điều kiện nắng gắt, nhiệt độ cao, làm thúc đẩy sự tích lũy nitrat trong nông sản. Hàm lượng nitrat tồn dư trong cây ít hơn vào những năm có lượng mưa lớn. Ngược lại, thời tiết khô hạn kích thích sự hấp thu nitrat của rễ. Sự tích lũy nitrat của thực vật sẽ cao hơn vào mùa thu đông so với mùa xuân.

BÓN ĐẠM ĐÚNG CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ DƯ THỪA NITRAT TRONG NÔNG SẢN

3.      Các biện pháp canh tác để giảm thiểu sự tích tụ và dư thừa nitrat

Bón thừa đạm không chỉ gây dư thừa nitrat ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, tăng nguy cơ thất thoát đạm gây lãng phí cho người nông dân. Một số biện pháp sử dụng đạm hiệu quả, giảm thiểu tối đa sự tích tụ và dư thừa nitrat trong nông sản như:

(1) Sự tích lũy nitrat trong thực vật có thể giảm bớt bằng cách thay thế phân bón gốc nitrat bằng phân bón gốc amoni, ure hoặc phân đạm hữu cơ. Hoặc kết hợp các loại phân bón vô cơ với phân hữu cơ, phân bón công nghệ nano để tránh nồng độ nitrat quá cao.

(2) Lựa chọn các giống cây trồng có khả năng tích lũy nitrat thấp.

(3) Hạn chế bón phân vào thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao, đất khô hạn sẽ làm thúc đẩy sự tích lũy nitrat trong nông sản. Cung cấp đủ nước cho cây trồng sau khi bón phân.

(4) Không bón phân đạm ít nhất 5 ngày trước khi thu hoạch.

4.      Sử dụng phân bón hợp lý làm hạn chế việc tích lũy nitrat trong nông sản

Phân đạm tồn tại dưới dạng amoni, nitrat, urê hoặc các hợp chất hữu cơ. Nên sử dụng kết hợp các loại phân bón vô cơ với phân hữu cơ, phân bón công nghệ nano. Vì phân bón dạng này sẽ giải phóng nitrat một cách từ từ, giúp cây trồng hấp thu vừa phải tránh trường hợp tích lũy quá mức. Bên cạnh đó, sử dụng kết hợp các loại phân này giúp cải thiện các đặc tính sinh lý và sinh học của đất.

bon đạm đúng cách làm giảm ư thừa nitrat trong nông sản

Việc cung cấp các chất dinh dưỡng khác như photpho (P), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), kali (K), magiê (Mg), molypden (Mo) và sắt (Fe) còn ảnh hưởng đến sự tích tụ nitrat trong cây trồng.

Sự hấp thụ nitrat của thực vật tăng khi hàm lượng photpho trong đất tăng. Kali cũng khuyến khích sự hấp thụ và chuyển hóa nitrat trong cây.

Trong khi, cung cấp clorua và sunfat có thể giúp giảm hàm lượng nitrat. Sự phát triển của rễ và quá trình hấp thụ nitrat có thể bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt Canxi.

Nguyên tố Mo có vai trò trong hoạt động của enzyme nitrat reductase trong quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit. Ở những cây trồng thiếu Mo có hàm lượng nitrat cao.

5.      Kết luận

Mặc dù phân đạm cần thiết cho quá trình phát triển và năng suất cây trồng, nhưng hiệu suất sử dụng đạm của các loại cây trồng dao động từ 18 - 35%. Lãng phí phân đạm trở thành nguồn ô nhiễm nitrat cho hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Sử dụng phân đạm đúng loại, đúng liều lượng và đúng cách giúp tối ưu chi phí và giảm thiểu tồn dư nitrat gây hại cho sức khỏe con người.

Dịch thuật và tổng hợp bởi Công ty TNHH Funo