BIỂU HIỆN CỦA CÂY TRỒNG THIẾU LÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước10,1630

Tuy lượng lân trong đất rất nhiều nhưng hầu hết đều ở dạng khó hấp thu cho cây trồng. Tỷ lệ lân hòa tan mà cây trồng hấp thu được chỉ chiếm 10-15%. Vì vậy, cây trồng thiếu lân là một tình trạng phổ biến trong trồng trọt (khoảng 5,7 tỷ ha diện tích bị thiếu lân trên toàn thế giới). Lân là dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thân và rễ mạnh mẽ. Lân cũng cần thiết vì nó kích thích ra hoa đậu quả, ra hoa và tạo hạt. Nếu đất trồng bị thiếu lân, năng suất cây trồng bị ảnh hưởng nặng nề từ 30-40%.

1.      Dấu hiệu của sự thiếu hụt lân ở cây trồng

Màu sắc lá

Các lá có màu tía (hoặc màu tím đỏ), trước hết thường xuất hiện ở mặt dưới và sau đó ở trên ngọn lá. Đây là lý do tại sao: khi không có lân, quá trình quang hợp bị giảm do sắc tố diệp lục bị giảm.

Các loại đường trong lá kết tụ lại với nhau, tạo ra một màu xanh đậm bất thường. Điều này cho phép các sắc tố anthocyanin phát triển, tạo ra màu đỏ tím. Một số cây có lá màu vàng khi thiếu hụt lân. Tình trạng thiếu dinh dưỡng lân kéo dài mà không được điều trị, lá có thể bị đốm nâu và hoại tử.

Gân lá, cuống lá và thân cây cũng có thể chuyển sang màu tím. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ cây có thể có màu tía hoặc các đường gân đã có màu tía chuyển sang màu nâu.

BIỂU HIỆN CỦA CÂY TRỒNG THIẾU LÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hình: Lá cây bông cải trắng bị thiếu lân có biểu hiện lá màu tím

Hình dáng lá

Các lá trên cây bị ảnh hưởng có thể bị cong và có kích thước nhỏ hơn so với lá cây đầy đủ dưỡng chất.

Tăng trưởng chậm

Thiếu lân khiến cây trồng còi cọc, thấp bé. Sự phát triển quá mức của lá mà không có hoa cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt lân. Thiếu lân còn gây chậm sự phát triển của rễ non làm giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

funo600x280px3

Hình: Lá cà chua thiếu lân biểu hiện đốm nâu và hoại tử

2.      Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt lân

Hai cơ chế chính dẫn đến sự thiếu hụt ở cây trồng: hàm lượng lân trong đất hạn chế; khả năng hấp thu và sử dụng lân của cây kém. Lân trong đất tồn tại rất nhiều ở dạng vô cơ và hữu cơ. Tuy nhiên, do đặc tính di động kém và khả năng cố định nhanh chóng nên khả năng hấp thu của cây bị giảm. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng hấp thu lân của cây:

Độ pH của đất không phù hợp (độ chua dưới 6 hoặc độ kiềm lớn hơn 7,5), ngăn cản sự hấp thu lân.

Đất có nhiều hạt sét có xu hướng giữ lại hoặc cố định lân trong đất, giảm lượng lân dễ tiêu cho cây.

Nhiệt độ đất lạnh, ngăn cản sự hấp thu lân.

Độ ẩm đất quá cao hoặc đất nén chặt, làm giảm lượng oxy cung cấp cho đất và giảm khả năng hấp thụ lân của rễ cây.

BIỂU HIỆN CỦA CÂY TRỒNG THIẾU LÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hình: Bông cải xanh thiếu lân có biểu hiện còi cọc, sinh trưởng chậm

3.      Một số biện pháp cải thiện tình trạng thiếu lân

Việc bón kết hợp đạm với lân làm tăng sự hấp thu lân so với việc bón phân lân hoặc phân đạm riêng lẻ.

Kiểm tra độ pH của đất bằng máy đo độ pH. Giá trị pH từ 6 - 6,5 thường được coi là thích hợp cho hầu hết các loại cây. Ở các pH kiềm (lớn hơn 7,5) và giá trị axit (nhỏ hơn 6), lân trở nên ít hòa tan hơn và không dễ hấp thụ bởi cây trồng. Nếu độ pH của đất không tối ưu, hãy điều chỉnh thích hợp bằng vôi hoặc các dạng phân đạm.

Bổ sung nhiều chất hữu cơ vào đất trước, trong và sau mùa vụ. Chất mùn trong vườn bao gồm lân, chất hữu cơ còn hoạt động như một chất chelat, ngăn chặn sự hình thành hợp chất của lân với sắt, mà cây khó hấp thu.

Trộn phân bón vào đất thay vì để phân bón trên bề mặt. Bằng cách này, các chất dinh dưỡng sẽ được rễ hấp thu nhiều hơn.

Làm đất kỹ để đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí cho hoạt động của rễ được tốt nhất. Đảm bảo hệ thống thoát nước, tránh hiện tượng ngập úng rễ.

Nên bón phân một thời gian ngắn trước khi trồng cây để tránh hiện tượng cố định lân, giảm khả năng hấp thu lân của cây

Bón phân nhiều lần thay vì một lần cũng làm tăng hiệu quả của sử dụng lân.

Funo.vn hi vọng cung cấp những thông tin hữu ích để bà con nông dân chăm sóc khu vườn của mình thật tốt, đạt năng suất cao.