Vai trò của lưu huỳnh đối với sự phát triển của cây trồng

Biên tập bởi Nông Dược XanhĐăng 3 năm trước7,2620

Trong các nguyên tố trung, vi lượng thì lưu huỳnh (S) là nguyên tố có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Và để làm rõ vai trò của lưu huỳnh, mời bà con theo dõi bài viết dưới đây, đồng thời cùng chúng tôi khám phá phương pháp bón lưu huỳnh hiệu quả nhất cho cây trồng.

Lưu huỳnh có vai trò như thế nào đối với cây trồng?

Lưu huỳnh rất cần thiết trong quá trình phát triển của cây, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng tổng hợp xít min (xystin, xistin, metionin), tổng hợp protein, tạo glucoxit, ferrodoxin, hoạt hoá một số men (papainaza, sufun-laza ATP) và tổng hợp chen-zim A.

Bên cạnh đó, lưu huỳnh còn rất cần thiết cho hoạt động của diệp lục (clorophyl) để hấp thu năng lượng ánh sáng, mặc dù không là bộ phận cấu thành clorophyl; Trong quá trình quang hợp, S giúp hỗ trợ hấp thu CO2 để tạo thành đường có sự hoạt động của coenzim có chứa S. Đường là sản phẩm tổng hợp đầu tiên của quá trình quang hợp, tuy vậy, quá trình hình thành này xảy ra dưới tác động trực tiếp của.

Đặc biệt, lưu huỳnh tham gia quá trình hình thành dầu, tham gia cấu trúc của các coenzim và các vitamin B và H. Vitamin H cùng tổ hợp các enzim để hình thành 3 coenzym chứa S. Các coenzyme này vô cùng cần thiết để tổng hợp các axit béo trong cây. Hiệu lực của S để tăng hàm lượng dầu trong hạt của một số loại cây như sau: Lạc tăng 11,3%, vừng – 2,9%, đậu tương -9,2%, mù tạc – 6,0% và hướng dương – 3,8%.

Vai trò của lưu huỳnh đối với sự phát triển của cây trồng

Cây thiếu lưu huỳnh có những biểu hiện gì?

Cây thiếu lưu huỳnh sẽ có hiện tượng lá vàng do cây mất diệp lúc và hình thành sắc tố antoxian, đốt ngắn, hình dạng bề ngoài hơi giống với hiện tượng thiếu đạm. Hiện tượng vàng lá có thể xuất hiện ở lá non. Đốt cây ngắn lại, thân nhỏ và hệ rễ phát triển kém.

Đối với cây hòa thảo chiều dày ống rạ sẽ mỏng lại. Cây họ đậu khó hình thành các nốt sần, cây hòa thảo đẻ nhánh ít và chậm ra hoa. Đậu tương, lạc, thuốc lá thiếu lưu huỳnh thì là vàng như thiếu đạm, thường lá non vàng và phần thịt vàng trước tạo thành các đốm trong khi gân lá vẫn giữ màu xanh. 

Cây lúa thiếu lưu huỳnh thường rễ dài, lá vàng dần dần từ trên đến lá dưới, cuối cùng toàn bộ cây nhuốm màu vàng. Bên cạnh đó, cây lúa thấp ngắn, thành rạ mỏng, đẻ ít và trổ muộn tỷ lệ lép cao. Khi không thiếu lưu huỳnh nghiêm trọng thì hiện tượng vàng lá chỉ biểu hiện từng chòm, rõ ràng nhất là vào thời kỳ đầu, từ khi bắt đầu đẻ nhánh tới khi đẻ nhánh rộ. Sau một thời gian hiện tượng này biến mất nhưng cây sẽ không thể đẻ nhánh tiếp được nữa.

Giải pháp để đảm bảo nhu cầu lưu huỳnh cho cây trồng

Tổng lượng lưu huỳnh cần thiết phụ thuộc vào từng loại cây và năng suất nông sản. Cây trồng giàu protein sẽ có nhu cầu về lưu huỳnh cao hơn. Cây có dầu cần lượng lưu huỳnh nhiều hơn cây ngũ cốc.

Nhu cầu dinh dưỡng lưu huỳnh của cây cũng sẽ thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần nhiều lưu huỳnh, có nhiều giai đoạn cây cần ít lưu huỳnh. Bón đúng thời điểm cây cần sẽ giúp phát huy được tác dụng.

Bà con cần phối hợp linh hoạt giữa phân đậm đặc urea, DAP, TSP với các phân hóa học có chứa lưu huỳnh, amoni sunfat, supe lân, kali sunfat để có một công thức sử dụng phân bón cân đối và kinh tế nhất.

Để có được một vụ mùa bội thu là điều không đơn giản, chỉ cần thiếu hoặc thừa một chất dinh dưỡng nào đó, cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém. Vì vậy, để đảm bảo quá trình nuôi trồng cây diễn ra hoàn hảo nhất, bà con hãy liên hệ ngay với FUNO để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

FUNO – Người bạn đồng hành thân thiết của nhà nông!