Biện pháp phòng trừ bệnh loét cây có múi hiệu quả nhất

Biên tập bởi CTVĐăng 2 tháng trước750

Trong mùa mưa, cây có múi thường bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh trong đó phổ biến nhất bệnh loét cây có múi. Sự lây lan của bệnh này sẽ gây ra những tổn thất không chỉ về năng suất và chất lượng của cây mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cũng như hệ sinh thái môi trường. Hãy cùng Nông Dược XANH tìm hiểu bệnh loét ở cây có múi trong bài viết này nhé! 

1. Bệnh loét trên cây có múi là gì?

Bệnh loét cây có múi là một bệnh khá phổ biến và nghiêm trọng đối với cây có múi. Bệnh lây lan do vi khuẩn, gây tổn thương cho cây có múi, như cam, quýt, chanh, bưởi,... Bệnh này thường bắt đầu với các triệu chứng như vết loét hoặc tổn thương trên lá, cành và trái cây. 

Các triệu chứng trên nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh loét lan rộng, gây suy giảm nghiêm trọng đến mức độ sinh trưởng của cây. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nông nghiệp, nguồn thu nhập của nhiều Nông dân.

2. Các loại cây có múi thường gặp bệnh loét

Bệnh loét có mặt  trên tất cả tất cả các loài cây có múi. Bệnh loét gây ảnh hưởng nặng nhất nếu những loại này có từng chùm. VD: các giống cam Xã Đoài, cam Vân Du, cam Sông Con sẽ bị bệnh nặng hơn các giống cam Sành.

Vì vậy, việc phòng tránh và điều trị bệnh loét cam quýt thì sự duy trì môi trường sạch, thoáng đãng sẽ rất cần thiết để bảo vệ cây khỏi các bệnh trên. nhung-loai-cay-co-mui-bi-benh-loet.png

Những loài cây có múi bị bệnh loét

3. Nguyên nhân gây bệnh loét trên cây có múi

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ loét trên cây có múi có thể bao gồm vi khuẩn và nấm xâm nhập qua các lỗ khí hoặc mô bị thương. Ngoài ra, điều kiện thời tiết ẩm ướt cùng là yếu tố gây sự lan truyền từ cây đã bị nhiễm bệnh.

a. Khuẩn gây bệnh

Khuẩn gây bệnh loét cây có múi thường là Xanthomonas campestris. Đây là một loại khuẩn Gram âm, di chuyển bằng cách sử dụng flagella có tên gọi cũ là X. axonopodis pv. citri. Nó phát triển nhanh khi ở vùng có lượng mưa cao, nhiệt độ ấm, độ ẩm cao. 

Vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hoặc khí khổng trên cây, thường là lá, cành non, trái khi có sương hay mưa. Bệnh lây qua gió, nước mưa, côn trùng và tồn tại trong lá bệnh rơi rụng đến 6 tháng. Vườn dày, thiếu chăm sóc, nhiều phân đạm làm bệnh phát triển.

b. Các yếu tố môi trường 

Các yếu tố môi trường có thể góp phần gây ra bệnh loét trên cây có múi bao gồm:

  • Độ ẩm: Khi môi trường quá ẩm ướt thì việc vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cây sẽ dễ dàng hơn.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ cũng có thể tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh (đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè).
  • Đất: Đất giàu dinh dưỡng là điều kiện tốt để cho sự phát triển của vi khuẩn.
  • Nước: Vi khuẩn gây bệnh có thể lan truyền qua nước, nhất là khu vực mưa nhiều, hệ thống tưới tiêu không đảm bảo.
  • Ánh sáng: Môi trường có ánh sáng không đủ hoặc ánh sáng mặt trời quá mạnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
  • Tuổi của cây: Tuổi cây càng non càng dễ bị nhiễm bệnh nặng. Nhất là ở vườn ươm ghép cây giống thường bị bệnh nặng trong 1 - 2 năm đầu, cam từ 5 - 6 tuổi tỉ lệ bị bệnh thấp hơn.

 nguyen-nhan-chinh-gay-ra-benh-loet-cay-co-mui.jpg

Nguyên nhân chính gây ra bệnh loét cây có múi


4. Dấu hiệu của bệnh loét trên cây có múi

Dấu hiệu của bệnh loét cây ăn quả có múi thường bao gồm:

  • Vết loét trên lá: Triệu chứng ban đầu là các vết nhỏ màu vàng trên lá, sau đó trở thành mụn nước, tổn thương ghẻ hoặc loét. Vết bệnh non nổi rõ hơn ở mặt dưới lá. Khi già đi, chúng chuyển từ trắng sang nâu, hình thành vết lõm giống miệng núi lửa với viền vàng. Nhiễm trùng gây rụng lá sớm.
  • Vết loét trên quả: Quả chín bị nhiễm bệnh có vảy hoặc rỗ, ban đầu như tuyến dầu lớn, sau sẫm màu và có kết cấu nút chai. Vết bệnh tròn, riêng lẻ hoặc thành nhóm, gây rụng sớm và ảnh hưởng chất lượng.
  • Thân cành và cành cây: Triệu chứng trên thân cành là đổi màu, các mô dưới thân có mày đỏ khi bị cắt ra. Thân sẽ một ngày khô cành và nguy cơ chết cây rất cao.

   dau-hieu-nhan-biet-khi-qua-xuat-hien-nhung-vet-loet-nho-mau-vang-.jpg

Dấu hiệu nhận biết khi qua xuất hiện những vết loét nhỏ, màu vàng 


5. Ảnh hưởng của bệnh loét đối với cây có múi

Bệnh loét ngoài làm giảm năng suất và chất lượng của cây có múi còn gây tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp, kinh tế nói chung.

a. Năng suất và chất lượng quả

Bệnh loét cây có múi có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả của cây một cách tiêu cực, bao gồm:

  • Giảm năng suất: Làm giảm khả năng cây sản xuất quả, do ảnh hưởng đến sức khỏe của lá, cành và quả. Cây bị nhiễm bệnh không thể phát triển, sản xuất quả một cách bình thường, dẫn đến sự giảm năng suất.
  • Giảm chất lượng quả: Vết loét trên quả có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm và rụng. Ngoài ra, việc mô bị tổn thương và chết trong vùng bị nhiễm khuẩn còn làm giảm chất lượng của quả.

nang-suat-cay-trong-suy-giam-khi-cay-co-mui-bi-loet.jpg

Năng suất cây trồng suy giảm khi cây có múi bị loét


b. Tác động kinh tế

Bệnh loét cây có múi có thể có những tác động tiêu cực đáng kể đối với kinh tế, bao gồm:

  • Giảm năng suất, sản lượng: Làm giảm thu nhập cho các Nông dân và doanh nghiệp trồng trọt.
  • Chi phí sản xuất tăng: Nguồn vốn cần phải tăng để  kiểm soát và phòng trừ bệnh loét đòi như: Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, các biện pháp canh tác đặc biệt.
  • Giảm giá trị thương phẩm: Quả bị nhiễm bệnh không đạt được tiêu chuẩn về hình dạng, màu sắc và kích thước, gây giảm giá trị thương phẩm.
  • Tác động đến thị trường: Sự suy giảm sản lượng, chất lượng làm giảm nguồn và đa dạng của các sản phẩm trên thị trường.

6. Cách phòng trừ và điều trị bệnh loét trên cây có múi

Những biện pháp phòng trừ bệnh loét hại cây ăn quả có múi giúp giảm thiểu sự lây lan, ảnh hưởng của bệnh, đó là:

  • Trồng cây với mật độ vừa phải: Giúp cải thiện sự thông gió và ánh sáng trong vườn cây, giảm nguy cơ phát triển của bệnh.
  • Bón phân cân đối và hữu cơ: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây mà không tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tăng cường phân Kali giúp cây phát triển mạnh mẽ và tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật.
  • Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh: Giúp ngăn chặn sự lan truyền của bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm cho các cây khác.
  • Vệ sinh dụng cụ làm vườn: Đảm bảo rằng các giống cây và dụng cụ làm vườn được kiểm tra và khử trùng bằng Javel trước khi sử dụng.
  • Quét vôi và xử lý gốc cây: Tạo điều kiện môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn bằng cách quét vôi vào gốc cây cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
  • Hạn chế tưới nước lên tán cây: Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây. Bởi như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nổi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, quả khác.
  • Sử dụng thuốc phun ngừa và trị bệnh: Cần phun thuốc định kỳ với các loại thuốc như: Coc 85, Starner, Vertimic, Confidor,....

thong-gio-anh-sang-du-trong-vuon-giam-nguy-co-phat-trien-cua-benh.jpg

Thông gió, ánh sáng đủ trong vườn giảm nguy cơ phát triển của bệnh


Hy vọng qua bài viết trên, Bà con cũng đã giải đáp được phần nào bệnh loét cây có múi, đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Mọi chi tiết thắc mắc, vui lòng liên hệ 0966616664 để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, hoàn toàn miễn phí từ Nông Dược XANH nhé!