Bệnh rỉ sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến cây héo và chết thân. Trong bài viết này, Nông Dược XANH sẽ giúp bà con có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh rỉ sắt
Tác nhân gây ra bệnh này cho cây trồng chính là nấm. Loại nấm này xâm nhập vào cây, từ đó tạo ra các cụm bã rỉ ở mặt dưới và các cơ quan khác của cây.
- Với cây lan, cây mai vàng sẽ do nấm Phragmidium mucronatum gây ra.
- Với ngô, cây ổi, đậu phộng thì do nấm Puccinia gây ra.
Nấm là tác nhân gây ra bệnh cho cây trồng chính
Dấu hiệu và điều kiện phát sinh bệnh rỉ sắt trên cây
Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu và điều kiện phát sinh điển hình của căn bệnh này khi xuất hiện trên cây, bà con cần lưu ý để phát hiện sớm, tránh để nấm lây lan sang các cây trồng khác.
Dấu hiệu phát bệnh
- Bệnh sẽ xuất hiện chủ yếu trên và dưới lá, với các vết bệnh màu vàng nhạt, dạng chấm nhỏ li ti, bắt đầu vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu.
- Sau một thời gian phát triển lớn dần thành các ổ bào tử hạ màu vàng nâu và biến thành vết rỉ màu nâu đen. Việc này sẽ làm giảm khả năng phát triển của lá, năng suất và chất lượng của quả.
- Tuy phần lớn bệnh xuất hiện trên lá nhưng vẫn có thể xảy ra ở thân, cành cây non, hoa và trái. Những cây bị nhiễm bệnh thường suy yếu, còi cọc và kém phát triển hơn so với những cây khoẻ mạnh
- Các vết rỉ sắt chỉ có chiều ngang từ 0,2 đến 0,4 inch (0,5 đến 1cm) nên rất khó để phát hiện từ sớm cho đến khi nhiễm trùng nặng.
- Khi bệnh phát triển, lá cây sẽ rụng nhiều hơn, có thể làm chết cành nhưng không gây ảnh hưởng đến quả. Tuy nhiên, quả sẽ có hiện tượng chín sớm hơn so với thời gian tiêu chuẩn.
Điều kiện phát sinh
Trong nhiệt độ thuận lợi (15 đến 35 độ C), nấm phát triển một cách mạnh mẽ và gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Gió, nước và các loại côn trùng cũng sẽ là một trong những tác nhân giúp loại nấm này lây lan nhanh chóng.
Nấm sẽ phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết nóng ẩm
Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện ở cây gì?
Mọi cây trồng đều có thể mắc căn bệnh này, tuy nhiên, bệnh sẽ phổ biến nhiều ở các loại cây sau:
Cây đậu
- Bệnh gỉ sắt hại lạc xuất hiện dưới dạng các nốt mụn nhỏ màu nâu cam, thường ở mặt dưới lá và có quầng vàng xung quanh.
- Bệnh làm suy giảm sự phát triển của lá, khiến chúng vàng, cong quăn và phủ đầy các vết rỉ sét.
- Các nốt mụn màu nâu đỏ, sau chuyển đen, cũng có thể xuất hiện trên quả, thân và cuống lá, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng dầu của hạt.
Cây hoa hồng
- Phần mô của lá sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng sáng. Bắt đầu nổi các chấm nhỏ li ti màu cam ở mặt dưới lá, lan rộng và chuyển sang màu đen và sau đó sẽ gây ra rụng lá.
- Thân cây sẽ bị biến dạng, có xuất hiện mụn mủ màu cam sáng và dần phủ kín thân cây, gây héo và chết thân.
- Nụ hoa cũng sẽ bị biến dạng và hoa không thể nở được.
Phần mô của lá hoa hồng sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng sáng
Cây hoa mai
- Tính thẩm mỹ của cây mai bị giảm đi bởi các vết li ti màu vàng và nâu đỏ chi chít. Từ đó giá trị của cây cũng bị sụt giảm đáng kể.
- Bệnh sẽ làm giảm khả năng quang hợp, lá cây sẽ dần yếu đi, mất dần đi màu xanh tươi mát của cây.
- Thậm chí có thể khiến cây bị rụng lá và suy cây do mất khả năng sinh và tổng hợp các chất hữu cơ trong quá trình quang hợp với ánh nắng mặt trời.
- Hoa sẽ ra ít và nhỏ hay thậm chí là mất khả năng ra hoa, gây chết cây.
Hoa mai có tình trạng tương tự làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
Cây hoa lan
- Hoa có thể không phát triển bình thường hay thậm chí là chết sớm, mất đi tính thẩm mỹ và giảm giá trị của cây
- Từ việc bị nhiễm bệnh, cây sẽ trở nên suy yếu hơn và dễ dàng bị tấn công bởi các loại bệnh nguy hiểm khác.
- Sau khi bị suy yếu vì giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, cây sẽ có thể chết đi.
- Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, cây nhiễm bệnh có thể lây lan sang các cây hoa lan khác, khó kiểm soát hơn.
Một số ảnh hưởng từ bệnh gây ra cho cây hoa lan
Biện pháp phòng ngừa bệnh rỉ sắt
Đối với căn bệnh có tính nghiêm trọng như thế này, bà con cần phải có các biện pháp phòng ngừa sớm để tránh tối đa rủi ro có thể xảy ra.
- Hãy chọn giống cây khỏe mạnh và có sức chống chịu, kháng bệnh tốt. Trước khi trồng, đừng quên ngâm ủ giống cũng như xử lý hạt đúng cách.
- Ưu tiên lựa chọn môi trường đất trồng sạch và không nhiễm bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc diệt nấm chứa mancozeb, propiconazola hoặc chlorothalonil ngay khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm bệnh đầu tiên.
- Mật độ trồng vừa phải, không quá dày và nên chọn những nơi có ánh sáng phù hợp.
- Thường xuyên tỉa cây và tạo tán để giúp cây thông thoáng hơn, tránh ủ bệnh.
- Vệ sinh vườn cây thường xuyên, kiểm tra cẩn thận các loại cây trồng để sớm phát hiện cây nhiễm bệnh cũng như ngăn chặn sự lây lan.
- Bón phân và cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây nhằm tăng cường sức đề kháng giúp cây chống lại mầm bệnh tốt hơn
Xem thêm: Sâu bệnh hại giai đoạn bông-trái. Cách nhận biết và xử lý
Lời kết
Mong rằng bài viết của Nông Dược XANH đã có thể giúp bà con có thể kiến thức về căn bệnh rỉ sắt và cách phòng ngừa bệnh này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ gọi điện hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết.