Cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đơn giản hiệu quả

Biên tập bởi CTVĐăng 4 tháng trước4410

Hiện nay, cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đang dần được Bà con Nông dân thực hiện để quản lý dịch hại, vì an toàn cho sức khỏe người dùng. Trong bài viết sau đây, Nông Dược XANH sẽ chia sẽ chi tiết hơn về giải pháp này.

 

1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học là thuốc bảo vệ thực vật sử dụng các sinh vật, hỗn hợp chất từ thiên nhiên hoặc chế phẩm vi sinh vật để ngăn chặn, kiểm soát, tiêu diệt sâu bọ gây hại thực vật. 

2. Phân loại thuốc trừ sâu sinh học?

Thuốc trừ sâu sinh học có nhiều dạng nhưng 2 nhóm chính là thuốc trừ sâu vi sinh và thuốc trừ sâu thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất. Cả hai loại đều có chung mục đích tiêu diệt sâu bệnh và côn trùng gây hại. 

Xem thêm: Thuốc trừ sâu sinh học có độc không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

3. Cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đúng cách

Thuốc trừ sâu sinh học cần phải được lưu trữ kỹ càng đảm bảo vi sinh vật sống và hoạt động hiệu quả. Dù vây, đây vẫn là sản phẩm mới chưa được áp dụng phổ biến như thuốc trừ sâu hóa học.

a. Thuốc vi sinh

Trong quá trình dùng thuốc trừ sâu sinh học, Bà con cần xem xét các vấn đề: 

Trước khi phun thuốc

Nguyên tắc chính là phải lựa chọn đúng đối tượng phòng trừ, vì nhiều loại thuốc có tính chọn lọc cao và chỉ hiệu quả với một số loài hoặc nhóm sâu bệnh nhất định.

Ví dụ: 

  • Chế phẩm vi sinh Bt (Bacillus thuringiensis): Hiệu quả cao với sâu non thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) như sâu bướm, sâu đục quả, sâu đo xanh,... những lá cây chứa Bt sẽ làm tế bào trong ruột sâu bị phá vỡ.
  • Chất Avermectin: Là một hợp chất sinh học từ vi khuẩn Streptomyces avermitilis, tiêu diệt nhiều loại sinh vật gây hại như sâu tơ. sâu cuốn lá lúa, nhện đỏ,...
  • Các chất kháng sinh (Kasugamycin, Streptomycin): Kasugamycin thường được sử dụng để phòng bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas oryzae, trong khi Streptomycin dùng phòng bệnh héo lá trên cây rau và cây ăn quả do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.
  • Nấm đối kháng Trichoderma: Nấm phát huy tác dụng trong việc trừ bệnh lở cổ rễ trên cây con trồng ở đất cạn, đủ ẩm và có chất hữu cơ. Tuy nhiên, Bà con cần tránh dùng chế phẩm này chữa bệnh đốm vằn trên ruộng lúa nước vì Trichoderma không phát triển trong môi trường nước.

che-pham-bt-hieu-qua-voi-sau-thuoc-bo-canh-vay.png

Chế phẩm Bt hiệu quả với sâu thuộc bộ cánh vẩy

Khi phun thuốc

Bà con nên tuân thủ nồng độ và liều lượng thuốc như hướng dẫn trên bao bì. 

Trong giai đoạn cao điểm của sâu bệnh, Nhà nông có thể tăng liều lượng nhưng phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chuyên gia có kinh nghiệm để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Ví dụ: Sản phẩm Bt khuyến cáo sử dụng liều lượng là 100 ml dung dịch phun cho 10 m² diện tích lá, được pha loãng trong nước. Nếu có dấu hiệu sâu bệnh kháng thuốc, Bà con có thể tăng lên 150 ml dung dịch phun cho 10 m² diện tích lá.

Trong lúc phun thuốc trừ sâu sinh học, đảm bảo thuốc phủ đều các bộ phận cây trồng, đặc biệt các vị trí dễ bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây như chitosan, nấm trichoderma,... cần được sử dụng sớm ngay từ khi cây còn non, khỏe mạnh. 

phun-thuoc-tru-sau-sinh-hoc-hieu-qua.jpg

Phun thuốc trừ sâu sinh học mang lại hiệu quả

Bà con cần dùng thuốc liên tục và định kỳ giúp cây luôn duy trì khả năng kháng bệnh cao. Nếu đợi đến khi bệnh phát sinh mới sử dụng, hiệu quả sẽ rất kém vì cây đã bị tổn thương và hệ miễn dịch suy yếu. 

Ví dụ: Trichoderma được trộn vào đất trước khi gieo trồng với liều lượng từ 5-10 kg cho mỗi ha đất trồng, bón lặp lại sau mỗi 4-6 tuần để duy trì mật độ nấm.

Bà con phun thuốc vào thời điểm phù hợp trong ngày. Ví dụ: Thuốc trị bọ xít nên phun vào buổi chiều mát vì loài côn trùng này có thói quen bò ra khỏi nơi ẩn náu để đi ăn vào buổi tối. Trong khi đó, thuốc trị bọ trĩ nên phun và thời tiết trưa nắng

phun-thuoc-tru-sau-luc-troi-mat.png

Phun thuốc trừ sâu lúc trời mát

Sau khi phun thuốc

Ghi chép ngày phun thuốc, hãy quan sát biểu hiện của cây để rút kinh nghiệm cho các lần sử dụng thuốc kế tiếp. Theo dõi thời tiết, nếu có mưa lớn, Bà con cần phun bổ sung khi nắng khô ráo vì thuốc có thể bị rửa trôi và giảm hiệu quả. 

Ngoài ra, Nhà nông nên kết hợp các biện pháp ngăn ngừa như thường xuyên cắt tỉa cành lá nhiễm bệnh, trồng cây có tác dụng xua đuổi sâu bệnh, trồng xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau trong một khu vực giúp cải thiện đa dạng sinh học,...

b. Thuốc thảo mộc

Để thuốc phát huy tác dụng Bà con hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu sinh học:

Sử dụng đúng loại thuốc

Mỗi loại thuốc thảo mộc có hiệu quả với từng loại sâu bệnh cụ thể: 

  • Chiết xuất từ neem (cây xoan Ấn Độ): Hợp chất azadirachtin gây ức chế ăn uống và phát triển của rệp, sâu ăn lá và bọ trĩ.
  • Tỏi và ớt: Chất allicin trong tỏi và capsaicin trong ớt có tác dụng xua đuổi sâu bọ và kiến.
  • Tinh dầu bạc hà: Tinh chất menthol gây khó chịu nhiều loại côn trùng
  • Hoa cúc (pyrethrum): Chiết xuất từ hoa cúc gây ức chế hệ thần kinh nhiều loại côn trùng như muỗi, rệp và bọ trĩ.

Sử dụng đúng thời điểm

Phun thuốc trừ sâu sinh học ngay khi phát hiện dấu hiệu sâu bệnh đầu tiên để kịp thời ngăn chặn sự lây lan. Các loại thuốc thảo mộc thường có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát sâu bệnh ở giai đoạn sớm. Điều kiện lý tưởng để thuốc phát huy tối đa hiệu quả là buổi sáng sớm và chiều mát, vì: 

  • Buổi sáng sớm: Vào thời điểm này nhiệt độ còn mát mẻ, độ ẩm cao giúp thuốc bám tốt hơn vào bề mặt lá cây.
  • Buổi chiều mát: Thời gian khoảng từ 4 - 6 giờ, khi nhiệt độ đã giảm và ánh nắng không còn gay gắt cũng là lúc nhiều loại côn trùng hoạt động.

Lưu ý: Không phun thuốc khi cây đang ra hoa vì sẽ xua đuổi côn trùng có ích làm giảm khả năng thụ phấn của cây

thuoc-tru-sau-thao-moc-neemnim.jpg

Thuốc trừ sâu thảo mộc NeemNim

Sử dụng đúng liều lượng

Khi pha chế thuốc thảo mộc cần tuân thủ đúng tỷ lệ pha chế để đảm bảo hiệu quả mà không gây hại cho cây trồng.

Ví dụ: Thuốc trừ sâu sinh học Neem Nim : Pha 30-50ml cho bình 16 lít. Lượng nước phun 400-600 lít/ Ha. Phun ướt đều thân lá,lượng nước phun tùy theo cây trồng và thời gian sinh trưởng. Phun phòng ngừa và trị sau khi sâu mới xuất hiện,nếu sâu hại nặng nên phun lại lần 2 sau 7 ngày.

4. Những điều cần chú ý về cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Dù là thuốc an toàn với người sử dụng và môi trường nhưng để cũng cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đọc kỹ cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
  • Phải dùng găng tay khi lấy thuốc và pha thuốc.
  • Chỉ đổ thuốc vào bình phun khi bình đặt tại nơi bằng phẳng, chắc chắn.
  • Không đổ dung dịch đầy bình phun tránh việc thuốc rò rỉ hoặc tràn ra ngoài trong khi phun thuốc. 
  • Pha thuốc vừa đủ để sử dụng, không nên nhiều hơn số lượng thuốc định dùng.
  • Phải rửa sạch các vết thuốc bắn hoặc dính vào da Bà con khi phun thuốc.

Tuân theo hướng dẫn cách sử dụng thuốc trừ sâu sinh học là rất quan trọng vì không chỉ giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh mà còn giữ gìn sức khỏe con người và môi trường. 

Ngoài ra, Bà con muốn được tư vấn thêm về thuốc bảo vệ thực vật sinh học hãy liên hệ ngay với Nông Dược XANH qua hotline 09.6661.6664 để được tư vấn miễn phí và chi tiết!