Thuốc trừ sâu sinh học có độc không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Biên tập bởi CTVĐăng 8 tháng trước7350

Chế phẩm sinh học là giải pháp trừ sâu bệnh được nhiều bà con sử dụng rộng rãi. Loại sản phẩm này mang đến những ưu điểm nổi bật như: Sâu không kháng thuốc, tính bền vững, ít gây hại cho người dùng và môi trường,... 

Vậy, thuốc trừ sâu sinh học có độc không và cần lưu ý gì khi sử dụng sản phẩm này? Bà con hãy cùng Nông Dược XANH tìm hiểu chi tiết nội dung này trong bài chia sẻ dưới đây. 

1. Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học là thuốc trừ sâu hữu cơ được sản xuất từ những vi sinh vật có lợi hoặc nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Các chế phẩm sinh học này có thể gồm vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus,…) hoặc các chất trong cỏ cây. Nó có tác dụng đối kháng, xua đuổi, tiêu diệt côn trùng, sâu bệnh gây hại cho cây trồng.  

thuoc-tru-sau-sinh-hoc-.png

Chế phẩm trừ sâu sinh học Trichoderma ở dạng bột

Hiện nay, thuốc trừ sâu sinh học khá phổ biến với mục đích:

  • Phòng, trị các loại sâu bệnh, côn trùng phổ biến trên hoa màu như: Sâu ăn lá, rầy, rệp, nhện đỏ, bướm đêm, tuyến trùng… 
  • Tăng cường sức đề kháng cho cây, ngăn ngừa và xua đuổi sâu bệnh gây hại. 

2. Nguồn gốc của thuốc trừ sinh học?

Để trả lời cho câu hỏi thuốc trừ sâu sinh học có độc không, trước hết bà con cần hiểu về nguồn gốc của nó. Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc sâu sinh học phổ biến:

Có nguồn gốc thực vật: Bà con thường dùng ớt, tỏi,... tạo ra dung dịch có mùi hăng, vị cay nồng… nhằm xua đuổi côn trùng gây hại. Hoặc chiết xuất lá neem làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, lột xác và khả năng sinh sản của côn trùng.

neemnim-03ec-chiet-xuat-tu-cay-neem.png

Sản phẩm NeemNim 0.3EC chiết xuất từ cây neem

Có nguồn gốc vi sinh vật: 

  • Các sản phẩm được sản xuất từ chủng vi khuẩn, nấm có tác dụng tiêu diệt sâu hại hoa màu.

Ví dụ: Vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (BT) sản xuất nhiều loại protein gây hại cho sâu bệnh, làm chúng bị tổn thương đường ruột và chết.

  • Nhiều vi sinh vật có quan hệ thiên địch với các loại sâu bệnh, côn trùng… phổ biến cũng được đưa vào làm chế phẩm sinh học. Dựa trên nguyên lý cạnh tranh sinh tồn, chúng sẽ tiêu diệt sâu gây bệnh nhưng không gây hại cho cây trồng. 

Ví dụ: Nấm Trichoderma có khả năng ức chế tuyến trùng, ngăn chặn và tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại bộ rễ cây trồng như: Pythium, Rhizoctonia, Fusarium,...

nguon-goc-cua-thuoc-tru-sau-sinh-hoc.png

Thuốc trừ sâu sinh học phần lớn điều chế từ Bacillus Thuringiensis 

3. Thuốc trừ sâu sinh học có độc không?

Thuốc trừ sâu sinh học có độc hại không chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều nhà nông thắc mắc. Bà con có thể yên tâm sử dụng vì sản phẩm này đều dựa trên cơ chế sinh tồn tự nhiên của các loài nên an toàn, thân thiện với  con người và môi trường

Cơ chế diệt trừ sâu bệnh hại của các loại thuốc sinh học: Dùng mùi hôi để xua đuổi côn trùng, tiết chất độc, đối kháng, ký sinh,... 

Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc trừ sâu sinh học có hiệu quả với một số loài côn trùng mục tiêu nên không gây độc hại cây trồng, vật nuôi và các loại thiên địch. Vì vậy, thuốc trừ sâu dạng này sẽ·không “giết nhầm” các loại côn trùng hữu ích khác trong hệ sinh thái đồng ruộng.

thuoc-tru-sau-benh-sinh-hoc-co-doc-khong.png

Thuốc trừ sâu sinh học (một loại nấm ký sinh côn trùng) an toàn và đạt hiệu quả sử dụng tốt

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thuốc trừ sâu sinh học có độc không. Tiếp theo, có một vấn đề mà bà con cũng nên quan tâm là những lưu ý khi sử dụng sản phẩm. Dùng đúng cách sẽ giúp nhà nông phát huy tác dụng của thuốc một cách triệt để nhất. 

Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ:

  • Không nên tự ý kết hợp chế phẩm sinh học với các thành phần khác vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. 
  • Sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học chỉ hoạt động tốt trong một số điều kiện nhất định. Vì vậy cần tuân thủ quy cách bảo quản như trên bao bì.
  • Luôn tuân thủ nguyên tắc 4 Đúng (Đúng thuốc, Đúng lúc, Đúng cách, Đúng liều lượng và nồng độ) khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Nên phun thuốc khi sâu bệnh còn non, bởi đây là giai đoạn khả năng kháng thuốc của chúng rất kém.
  • Thời điểm phun thuốc trừ sâu sinh học tốt nhất là khi trời ráo, khô thoáng và ít gió
  • Dù thuốc diệt sâu sinh học không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nhưng khi sử dụng, bà con cũng nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ

che-pham-tu-nam-trichoderma-dang-bot.png

Sản phẩm nấm dạng bột hoạt động hiệu quả như hướng dẫn trên bao bì

Trên đây, Nông Dược XANH vừa cung cấp đầy đủ thông tin để giải đáp thắc mắc liệu thuốc trừ sâu sinh học có độc không. Bà con nông dân có nhu cầu mua các sản phẩm phục vụ canh tác nông nghiệp, hãy liên hệ Nông Dược XANH qua số hotline 09.6661.6664 để được tư vấn miễn phí.