Thuốc trừ sâu đang được sử dụng rộng rãi để bảo vệ cây trồng khỏi những đối tượng gây hại. Hiện nay thuốc trừ sâu được phân loại thành nhiều nhóm độc khác nhau. Mỗi nhóm độc sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau đến sức khỏe của con người và môi trường. Vậy Làm sao để nhận biết các mức độ độc hại của thuốc trừ sâu và sử dụng các nhóm thuốc hiệu quả, an toàn? Mời bà con cùng tham khảo bài viết sau của Nông Dược XANH.
1. Độ độc của thuốc trừ sâu là gì?
Chỉ số gây độc cấp tính LD50 hay còn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ hoặc chuột bạch được sử dụng để thể hiện mức độ độc hại của mỗi loại thuốc trừ sâu. Chỉ số gây độc cấp tính được tính bằng số lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg trọng lượng của con vật thí nghiệm.
Chỉ số LD50 càng thấp thì thuốc càng độc và ngược lại, chỉ số LD50 càng cao thì thuốc càng ít độc.
2. Tại sao cần phải quan tâm đến độ độc của thuốc trừ sâu?
Ngoài công dụng kiểm soát dịch hại bảo vệ cây trồng, thuốc trừ sâu còn có thể gây độc đến sức khỏe con người và môi trường.
Đối với con người, thuốc trừ sâu có thể xâm nhập vào cơ thể qua 3 cách:
- Xâm nhập qua đường hô hấp khi hít phải khí, hơi hay bụi của thuốc
- Xâm nhập qua da khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc
- Xâm nhập qua đường tiêu hoá khi ăn hoặc uống phải thuốc
Khi thuốc trừ sâu xâm nhập qua cơ thể con người, thuốc có thể gây ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.
- Ngộ độc cấp tính là khi chỉ cần một lượng nhỏ chất độc của thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể đã làm cho cơ thể bị ngộ độc và có các triệu chứng như hôn mê, co giật, đồng tử bị giãn.
- Ngộ độc mãn tính là khi một lượng nhỏ chất độc của thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể và chưa gây ra ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, nếu thuốc vẫn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể từ ngày này qua ngày khác thì sẽ làm cho cơ thể bị suy yếu và những cơ quan chức năng trong cơ thể bị tổn thương do tác động xấu của thuốc.
3. Các nhóm độc của thuốc trừ sâu
Bà con có thể nhận biết các nhóm độc của thuốc trừ sâu theo dấu hiệu vạch màu trên bao bì. Các mức độ độc hại của thuốc trừ sâu được phân loại thành 4 nhóm như sau:
a. Nhóm I:
Trên bao bì sản phẩm, vạch màu của nhóm I là màu đỏ (code PMS red 199C).
Nhóm I gồm các loại thuốc BVTV thuộc loại rất độc và độc. Trong nhóm I, các loại thuốc còn được chia thành 2 nhóm nhỏ là:
- Nhóm Ia: gồm những thuốc BVTV có mức độ rất độc
- Nhóm Ib: gồm những thuốc BVTV có mức độ độc
Các loại thuốc thuộc nhóm độc I thường là thuốc diệt cỏ, thuốc diệt trừ động vật bậc cao như chuột, sóc,...
Hiện nay, ở Việt Nam đã cấm sử dụng các thuốc BVTV thuộc nhóm này.
b. Nhóm II:
Trên bao bì sản phẩm, vạch màu của nhóm II là màu vàng (code PMS yellow C).
Nhóm II gồm các loại thuốc BVTV thuộc loại nguy hiểm. Các loại thuốc thuộc nhóm độc II thường là thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ bệnh hóa học có nồng độ cao.
Các loại thuốc BVTV thuộc nhóm này thường được sử dụng trên diện tích rộng. Tuy nhiên cần có thời gian cách ly thu hoạch dài ngày và chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp.
Đối với các loại thuốc BVTV có vạch màu vàng, bà con khi sử dụng cần phải dùng đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc vì thuốc rất dễ gây ảnh hưởng đến da tay, da mặt, gây mẩn đỏ hoặc dị ứng.
c. Nhóm III:
Trên bao bì sản phẩm, vạch màu của nhóm III là màu xanh da trời (code PMS blue 293C).
Nhóm III gồm các loại thuốc BVTV thuộc loại cẩn thận. Các loại thuốc thuộc nhóm độc III thường là thuốc có mức độ độc nhẹ, thuốc sinh học hoặc vi sinh, thuốc chiết xuất từ thảo mộc có mức độ độc thấp có thể sử dụng trong hộ gia đình.
Đối với các loại thuốc BVTV có vạch màu xanh da trời, bà con khi sử dụng cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, mũ, gang tay, khẩu trang,... và tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc vì thuốc có thể gây ra các triệu chứng như choáng nhẹ, đau đầu hoặc mệt mỏi.
d. Nhóm IV:
Thuốc BVTV thuộc nhóm độc IV cũng có các thông tin giống với thuốc thuộc nhóm độc III. Nhưng vạch màu nhận biết mức độ độc hại trên bao bì sản phẩm của nhóm IV là màu xanh lá cây (code PMS green 347C).
Nhóm IV gồm các loại thuốc BVTV thuộc loại cẩn thận. Các loại thuốc thuộc nhóm độc IV thường là thuốc có mức độ độc nhẹ, thuốc sinh học hoặc vi sinh, thuốc chiết xuất từ thảo mộc có mức độ độc thấp có thể sử dụng trong hộ gia đình.
Đối với các loại thuốc BVTV có vạch màu xanh lá cây, bà con khi sử dụng cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, mũ, gang tay, khẩu trang,... và tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc vì thuốc có thể gây ra các triệu chứng như choáng nhẹ, đau đầu hoặc mệt mỏi.
Bảng phân loại thuốc trừ sâu và chỉ chỉ số LD50 theo nhóm độc
4. Các hình tượng biểu thị độ độc trên nhãn thuốc BVTV (theo quy định của Việt Nam)
Những ký hiệu, biểu tượng sau đây được áp dụng trong việc biểu thị độ độc trên các bao bì, nhãn thuốc BVTV sử dụng tại Việt Nam.
Bảng phân loại, ký hiệu vạch màu, biểu tượng biểu thị độ độc và chỉ số LD50 theo nhóm độc
Bảng chú thích các ký hiệu và biểu tượng biểu thị độ độc theo nhóm độc
5. Một số ký hiệu trên bao bì, nhãn mác của thuốc BVTV
Để bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV, bà con cần chú ý các ký hiệu in trên bao bì, nhãn mác của thuốc BVTV.
Một số ký hiệu trên bao bì, nhãn mác của thuốc BVTV
6. Tác động của các nhóm độc thuốc trừ sâu đến con người
- Đối với những thuốc trừ sâu thuộc nhóm I, nếu nuốt phải một lượng nhỏ cho tới 1 thìa cà phê chất độc trong thuốc là có thể gây chết người.
- Đối với những thuốc trừ sâu thuộc nhóm II, nếu nuốt phải một lượng nhiều chất độc trong thuốc thì mới gây chết người.
- Đối với những thuốc trừ sâu thuộc nhóm III và IV, trong thuốc vẫn còn tồn tại chất độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Việc phân loại các nhóm độc của thuốc trừ sâu giúp bà con nhận biết và lựa chọn được loại thuốc phù hợp với mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, bà con cũng hiểu rõ hơn về tác động của thuốc đối với con người và có những cách bảo vệ bản thân khỏi những ảnh hưởng xấu của thuốc trừ sâu đến sức khỏe. Bài viết trên đã giới thiệu một số thông tin về các nhóm độc của thuốc trừ sâu. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn kỹ thuật, bà con vui lòng gọi điện cho Nông Dược XANH qua số hotline 0966616664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.