Tác dụng của nấm Trichoderma và những hiệu quả trong nông nghiệp

Biên tập bởi CTVĐăng 4 tháng trước2470

Nấm Trichoderma là một loại nấm hữu ích trong nông nghiệp, nổi tiếng với nhiều công dụng vượt trội giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và năng suất cao. Để hiểu thêm về lợi ích loại nấm này, Nông Dược XANH giới thiệu chi tiết tác dụng của nấm Trichoderma mang đến cho cây trồng.

1. Cách hoạt động của nấm Trichoderma

Tác dụng của nấm Trichoderma là tương tác với vi khuẩn trong môi trường đất để tạo ra các phản ứng sau:

  • Cạnh tranh: Trichoderma nhanh chóng lan rộng trong đất, chiếm không gian sống của vi khuẩn có hại, thay đổi môi trường sống, hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng đất, cản trở sự phát triển của vi khuẩn.
  • Ký sinh trùng: Trichoderma tiết ra các enzyme chitinase và cellulase. Sau đó các chất này xâm nhập trực tiếp hoặc làm tổn thương, giãn nở, biến dạng, co nguyên sinh chất và phá vỡ thành tế bào vi khuẩn,...
  • Cộng sinh: Vi khuẩn có lợi sẽ được Trichoderma tạo điều kiện phát triển như cung cấp chất dinh dưỡng, không gian sống,... sự kết hợp này tạo ra hệ sinh thái đất lành mạnh, giàu vi sinh vật có ích.
  • Kích thích hệ vi sinh vật có lợi: Trichoderma phân giải chất hữu cơ trong đất, giải phóng chất dinh dưỡng như nitrogen, phosphorous và các nguyên tố vi lượng tạo nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn và nấm có lợi hấp thụ để hoạt động và phát triển.

nam-doi-khang-trichoderma.png

Nấm đối kháng Trichoderma 

2. Tác dụng của nấm Trichoderma

Vì là sinh vật có ích trong nông nghiệp theo nghiên cứu về việc ứng dụng của nấm Trichoderma trong kiểm soát bệnh cây trồng đã được báo cáo trên toàn thế giới. Nấm được dùng bảo vệ cây trồng bằng cách:

a. Phòng ngừa nấm bệnh cho cây

Dựa vào tác dụng của nấm Trichoderma, bà con sử dụng như vắc xin phòng bệnh ở các vị trí: 

  • Tiêu diệt nấm gây hại rễ: Trichoderma hoạt động trong khu vực rễ cây phòng trừ các nấm gây bệnh rễ như Fusarium, Pythium, Rhizoctonia,… kích thích sự phát triển của hệ rễ khỏe mạnh. Ví dụ: Trichoderma thường được dùng chữa bệnh thối khô khoai tây, thối rễ thuốc lá,...
  • Tiêu diệt nấm ở ngọn cây: Nấm sẽ lan rộng trong đất lên trên bề mặt cây giúp bảo vệ cả phần trên và phần dưới cây trồng. Ví dụ: Bệnh héo cây ớt hiệu quả kiểm soát lên tới 54,8%, cao hơn 12,5% so với thuốc trừ sâu hóa học..

b. Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ

Sử dụng nấm Trichoderma như là tác nhân đẩy nhanh sự phân hủy chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cho cây bằng cách:

  • Ủ phân chuồng: Tác dụng của nấm Trichoderma làm tăng tốc độ phân hủy thành phần hữu cơ như phân gia súc, rơm rạ,... thành dạng dễ hấp thụ, làm giàu dinh dưỡng cho phân chuồng. Ngoài ra, tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma còn hạn chế mùi hôi, vi sinh vật gây hại trong quá trình ủ.
  • Ủ xác thực vật: Lá cây, cỏ dại,.. cũng được ủ tạo ra dinh dưỡng tăng độ phì nhiêu, cải thiện cấu trúc đất.
     

trichoderma-pha-huy-mang-te-bao-vi-khuan.png

Trichoderma phá hủy màng tế bào vi khuẩn

Chú thích:

Host fungus: Nấm ký sinh.

Plasma membrane: Màng sinh học bao bọc tất cả các loại tế bào.

Chitin synthase: Enzyme tổng hợp chitin

Peptaibols: Chất peptit kháng sinh

Cell-wall: Màng tế bào

Plasma membrane: Màng bán thấm chỉ cho phép một số chất nhất định đi qua.

c. Ngăn chặn tuyến trùng hại rễ cây trồng

Trichoderma có hoạt tính diệt tuyến trùng bằng cách tiết dịch lên men lên trứng và ấu trùng hại rễ cây trồng, tăng cường đề kháng của cây bệnh. Bên cạnh đó, nấm Trichoderma harzianum được ghi nhận là đối kháng nấm gây bệnh cây và cũng được xác định là có khả năng ký sinh tuyến trùng.

d. Bảo vệ cây khỏi bệnh vàng lá

Nấm Trichoderma là chất kháng sinh chống lại nấm và vi khuẩn theo cơ chế sau:

  • Kháng khuẩn và chống nấm: Hợp chất kháng khuẩn được Trichoderma sản xuất ra như trichodermin, gliotoxin,...gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
  • Sản xuất enzyme phân huỷ: Các enzyme phân huỷ như cellulase, chitinase được Trichoderma tạo ra để phá vỡ cấu trúc vi khuẩn và nấm gây bệnh. Đồng thời, phân giải chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn cho cây.

e. Kích thích rễ cây trồng bám chặt vào đất

Thêm một tác dụng quan trọng của nấm Trichoderma là tạo cho đất tơi xốp, giàu dưỡng chất tạo thuận lợi cho rễ phát triển và bám chặt đất bằng cách: 

  • Tạo ra môi trường đất lý tưởng: Kích thích vi sinh vật có lợi, tăng cường độ thông thoáng và khả năng giữ ẩm giúp đất càng phì nhiêu cho rễ cây bám chặt hơn.
  • Giảm stress cho cây trồng: Cây sẽ bị stress nếu gặp tình trạng khô hạn, thiếu hụt dinh dưỡng, sự cạnh tranh vi sinh vật gây bệnh,...Trichoderma kích thích sản xuất hormone giúp hấp thụ nước, chất dinh dưỡng giảm stress cho cây.

trichoderma-cai-thien-moi-truong-dat.png

Trichoderma cải thiện môi trường đất

f. Cải thiện hấp thụ đạm cho cây trồng

Ngoài ra, phun nấm Trichoderma giúp cây sản sinh các hormone tăng trưởng thông qua: 

  • Kích thích phát triển rễ: Trichoderma tương tác rễ cây kích thích cây sản xuất hormone tăng trưởng như auxin, cytokinin,...giúp tăng cường sự phát triển của hệ rễ.
  • Tăng cường hấp thụ đạm từ môi trường đất: Khi rễ cây phát triển tốt hơn nhờ Trichoderma, cây sẽ hấp thụ đạm, chất dinh dưỡng từ đất hiệu quả hơn. 

re-cay-ngo-va-dau-nanh-phat-trien-manh-khi-co-nam-trichoderma-harzianum-t22.png

Rễ cây ngô và đậu nành phát triển mạnh khi có nấm Trichoderma harzianum T22

Chú thích:

Without T-22: Không có T-22

With T-22: Có T-22

Thông qua bài viết, bà con đã biết được tác dụng của nấm Trichoderma mang lại lợi ích cho cây nhiều như thế nào. Tuy nhiên, để tìm hiểu thêm cách bảo quản nấm Trichoderma để việc sử dụng đạt hiệu quả cao cũng như các loại phân bón gốc hữu cơ vi sinh bà con đừng chần chừ mà hãy liên hệ ngay với Nông Dược XANH qua hotline 09.6661.6664 để nhận tư vấn miễn phí và chi tiết!