Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng đánh bại sức kháng thuốc của sâu bệnh

Biên tập bởi Lưu HoaĐăng 8 tháng trước1,2840

Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng (hay còn gọi là Copper) đã tồn tại hơn hai thế kỷ trước tại Pháp. Loại thuốc này có khả năng đặc biệt trong việc chặn sự lây lan của nấm, bệnh và vi khuẩn, không để chúng tạo ra sự kháng cự. Có 4 nhóm hoạt chất chính được sử dụng phổ biến để sản xuất thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng. Cùng Nông Dược Xanh khám phá thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng là gì? Những loại thuốc nào được sử dụng phổ biến trên thị trường?

1. Giới thiệu về thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng

Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng, chứa thành phần kim loại đồng (tên khoa học là Copper). Thuốc này tồn tại hơn 200 năm, đã chứng minh được hiệu quả trong việc chống lại các loại nấm, bệnh và vi khuẩn gây hại cho nhiều loại cây trồng, bao gồm cà phê, cà chua, khoai tây, hồ tiêu, bắp cải và nhiều loại cây trồng khác.

Một trong những đặc điểm nổi bật của thuốc gốc đồng là khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm bệnh và không để chúng phát triển sự kháng thuốc.

Cơ chế tác động của thuốc gốc đồng là do chất đồng có khả năng xâm nhập vào tế bào vi sinh vật, ức chế các phản ứng sinh học quan trọng trong tế bào, dẫn đến tử vong. 

Hình: Một số bệnh, nấm mà nhóm thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng phòng trị

Có 4 hoạt chất phổ biến được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng, chúng đã được kiểm nghiệm và sử dụng rộng rãi để phòng trừ các loại bệnh hại cây trồng.

a. Copper Oxychloride

Copper Oxychloride một hoạt chất chứa đồng và oxyclorua, có tính kháng khuẩn, nấm hiệu quả. Hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác, trừ các loại thuốc kiềm hoặc axit.

Một số sản phẩm: COC 85WP, Copper Cloruloxi 30WP, Epolists 85WP, Vidoc 30WP, Isacop 65.2WG, Romio 300WP,..

Hình: Các sản phẩm chứa hoạt chất Copper Oxychloride phổ biến trên thị trường

b. Copper Hydroxide 

Copper Hydroxide là một hoạt chất chứa đồng và hydroxit. Hoạt chất được sử dụng để kiểm soát nấm và vi khuẩn gây hại cho cây trồng, phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác

Một số sản phẩm: Map – Jaho 77WP, Champion 57.6DP, 77WP,Copperion 77WP, Ajily 77WP, Funguran – OH 50WP,...

Hình: Các sản phẩm chứa hoạt chất Copper Hydroxide phổ biến trên thị trường

c. Copper Sulfate (Tribasic)

Copper Sulfate (Tribasic) còn gọi là Sunfat đồng, là một hợp chất muối chứa đồng và sunfat. Đây là một chất axit yếu khi hòa tan trong nước, do đó có tính acid (chua) nhẹ. Thuốc này có thể kết hợp với một loạt các loại thuốc sâu và thuốc bệnh khác để kiểm soát sâu bệnh trong cây trồng

Một số sản phẩm: Hormon đồng kết tinh 24,5%, BordoCop Super 12,5WP, 25WP, Cuproxate 345SC, Moltovin 380SC, Cuproxat 345SC, Cipri Micin 500,...

 

Hình: Các sản phẩm chứa Copper Sulfate (Tribasic) phổ biến trên thị trường

d. Copper Sulfate nguyên chất 

Nông dân thường gọi là phèn xanh. Loại thuốc này có tính acid mạnh, nên khi dùng đơn lẻ để phòng bệnh cho cây sẽ rất hại cây (cháy lá, hỏng hoa). Copper Sulfate nguyên chất thường sử dụng hỗn hợp với vôi để tạo ra nước thuốc Bordeaux - sản phẩm có màu xanh và ít độc hại đối với cây trồng và môi trường.

 

Hình: Các hoạt chất thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng

Lưu ý: sử dụng đúng liều lượng và theo hướng dẫn là quan trọng để đảm bảo hiệu quả của thuốc và tránh tác động tiêu cực đối với môi trường và con người.

2. Cơ chế hoạt động của thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng

Các loại thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng chứa ion Cu2+ (Cupric) và hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của nấm bệnh. Cơ chế hoạt động chủ yếu diễn ra như sau:

  • Tạo Màng Bảo Vệ: Thuốc được phun hoặc bón lên cây hoặc lá cây, tạo ra một lớp màng bảo vệ bám lên bề mặt cây. Điều này ngăn chặn nấm bệnh tiếp xúc trực tiếp với cây.

  • Tác Động Lên Nấm Bệnh: Ion Cu2+ trong thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng tác động lên nấm bệnh khi chúng cố gắng xâm nhập vào cây hoặc khi chúng tiết ra enzyme để tấn công cây.

  • Xâm Nhập và ức chế sự phát triển của nấm bệnh: Ion Cu2+ tác động vào các enzyme quan trọng bên trong tế bào nấm. Enzyme là một loại protein quản lý các phản ứng sinh học quan trọng. Cu2+ có khả năng thay đổi cấu trúc của các enzyme này, khiến chúng mất đi khả năng hoạt động.

  • Tiêu Diệt Nấm Bệnh: Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng ức chế các phản ứng sinh học quan trọng gây ra sự tiêu diệt của tế bào nấm bệnh.

Với cơ chế hoạt động này, thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh bằng cách làm cho tế bào nấm, vi khuẩn mất khả năng hoạt động, bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh hại.

Hình: Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng tạo ra ion Cu2+ tác động vào enzyme quan trọng của tế bào nấm

3. Ưu và nhược điểm của thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng

a. Ưu điểm 

  • Ít tan trong nước: Thuốc không dễ bị rửa trôi bởi mưa vì vậy thuốc này bảo vệ cây trồng khỏi tác động thời tiết xấu. Bên cạnh đó, các thuốc gốc đồng cũng ít gây ô nhiễm môi trường.

  • An toàn đối với động vật: Thuốc ít độc đối với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng, đảm bảo an toàn cho người và động vật trong quá trình sử dụng.

  • Hiệu quả phòng trừ nhiều loại bệnh hại: Thuốc có phổ tác dụng rộng, phòng trừ hiệu quả nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng, bao gồm rỉ sắt, nấm hồng, tảo đỏ trên cây cà phê, thối nhũn trên bắp cải, phấn trắng trên cà chua, khoai tây, bạc lá trên lúa,...

  • Loại bỏ rêu, tảo và kiểm soát côn trùng: Thuốc cũng loại bỏ rêu và tảo, đồng thời kiểm soát côn trùng gây viêm nhiễm, bảo vệ sự phát triển của cây trồng một cách hiệu quả.

b. Nhược điểm

  • Hạn chế kết hợp với các sản phẩm khác: Thuốc Copper Oxychloride (Super cook 85WP) không thể trộn lẫn với các loại thuốc có tính axit hoặc kiềm; Copper Sulfate nguyên chất (Heroga 6.4SL) không được trộn lẫn với các loại thuốc vi sinh khác.

  • Thời gian cách ly lâu: 7-14 ngày sau phun tùy loại thuốc

4. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng phổ biến trên thị trường

 

Một số sản phẩm chứa gốc đồng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay:

  1. Map Jaho 77WP: Đặc trị mốc sương mai, thán thư, chảy mủ. Trừ được cả nấm và vi khuẩn.

Hình thuốc trừ bệnh Map Jaho 77WP

  1. Champion 77WP: Đặc trị các loại bệnh như bệnh thán thư trên xoài, nấm hồng trên cà phê,...


Hình thuốc trừ bệnh Champion 77WP

  1. Cuproxat 345SC: Đặc trị cháy bìa lá (bạc lá) ở lúa; rỉ sắt trên cà phê,...

Hình thuốc trừ bệnh Cuproxat 345SC

5. Những lưu ý bà con cần nhớ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng

  • Tránh pha trộn các loại thuốc nhóm Copper Oxychloride với các nhóm thuốc có tính axit hoặc kiềm.

  • Không phối hợp các loại thuốc thuộc nhóm Copper Sulfate nguyên chất với các nhóm thuốc vi sinh.

  • Không kết hợp thuốc trừ bệnh gốc đồng với phân bón lá hoặc chất điều hòa sinh trưởng.

  • Chỉ nên kết hợp thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng với các nhóm thuốc có cơ chế tác động khác ngoài nhóm có tác động tiếp xúc nhằm tăng hiệu quả phòng trừ.

  • Khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất gốc đồng để phòng trừ nấm bệnh, hãy tuân thủ hướng dẫn an toàn, thời gian cách ly được khuyến cáo trên nhãn sản phẩm.

Hình: Lưu ý khi pha trộn nhóm thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng

Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về liều lượng, nhóm thuốc có nên pha trộn hay không? Nếu Quý bà con có bất kỳ câu hỏi hoặc cần tư vấn về cách pha trộn, loại thuốc hoặc liều lượng để phù hợp với cây trồng của mình, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Nông Dược Xanh qua hotline 0966616664 để đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí!