Thuốc trừ sâu nội hấp được sử dụng để kiểm soát nhiều loại sâu hại, côn trùng gây hại cho cây trồng. Cùng Nông Dược Xanh tìm hiểu và sử dụng hoạt chất này một cách hiệu quả nhé!
1. Sơ lược về thuốc trừ sâu nội hấp
a. Thuốc trừ sâu nội hấp là gì?
Thuốc trừ sâu nội hấp (hay lưu dẫn) là thuốc bảo vệ thực vật được phun lên cây hoặc tưới, bón vào gốc. Thuốc trừ sâu nội hấp có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây, gây độc cho những loại ăn lá hoặc chích hút nhựa cây.
b. Đặc điểm của thuốc trừ sâu nội hấp
Thuốc trừ sâu nội hấp có thể lưu dẫn trong cây, giúp bảo vệ cây trồng khỏi sâu hại trong thời gian dài.
Thuốc trừ sâu nội hấp thuộc độc nhóm I và độc nhóm II.
2. Cơ chế tác động của thuốc trừ sâu nội hấp
Thuốc trừ sâu nội hấp là những loại thuốc khi được áp dụng trên bộ phận của thực vật (như lá hoặc rễ) thì thuốc trừ sâu có khả năng xâm nhập vào bên trong và dẫn truyền theo mạch nhựa đến các bộ phận khác làm cho cơ thể thực vật trở nên độc đối với dịch hại (thuốc trừ sâu bệnh); hoặc toàn bộ cá thể thực vật đó bị gây hại (thuốc trừ cỏ). Các thuốc trừ sâu nội hấp thường được ưa chuộng hơn do ít bị rửa trôi, ít gây hại đến thiên địch.
3. Công dụng của thuốc trừ sâu nội hấp
Nội hấp là đặc tính phổ biến trong nhiều loại thuốc trừ sâu trên thị trường. Vì vậy thuốc trừ sâu nội hấp được sử dụng để phòng ngừa và đặc trị nhiều loại dịch hại. Tác dụng cụ thể của từng loại thuốc dựa vào thành phần chính của sản phẩm đó. Sau đây là một số loại đối tượng gây hại phổ biến mà nhà vườn lựa thuốc có đặc tính nội hấp để khắc chế.
Cây trồng | Diệt trừ |
Lúa | Sâu đục thân, sâu cuốn lá, nhện gié, sâu đục bẹ,tuyến trùng |
Bắp cải | Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang |
Cà chua | Sâu xanh |
Dưa hấu | Bọ trĩ |
Nho | Bọ trĩ |
Cam | Sâu vẽ bùa, nhện đỏ |
Xoài | Rầy |
Chè | Bọ cánh tơ, rầy xanh và nhện đỏ |
Vải, nhãn, na, hồng | Bọ xít, sâu đo, rệp muội |
Lạc | Sâu khoang |
Hoa hồng | Nhện đỏ, sâu xanh |
Sắn dây | Nhện đỏ |
Điều | Rệp muội, nhện và sâu ăn lá |
Cà phê | Rệp sáp |
Hồ tiêu | Sâu ăn lá, rầy và rệp muội |
Thông | Sâu róm |
Bắp, mía | Sâu đục thân, sâu đục ngọn |
Hình ảnh: Một số loài sâu hại có thể trị bằng thuốc trừ sâu nội hấp
4. Những loại thuốc có thuốc trừ sâu nội hấp trên thị trường hiện nay
Một số loại thuốc trừ sâu nội hấp được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay:
-
Thiamax 25WG: Diệt triệt để trứng mới nở, rầy cám, rầy trưởng thành trên lúa.
Hình thuốc trừ sâu Thiamax 25WG
-
Confidor 200SL: Đặc trị rầy nâu, rầy xanh, bọ trĩ,... trên cây lúa; rệp sáp, rệp vảy trên cây cà phê; bọ trĩ ở cây điều và nhiều sâu bệnh khác trên nhiều cây trồng.
Hình thuốc trừ sâu Confidor 200SL
-
Map Judo 25WG: Kiểm soát rầy xanh, rầy nâu, rệp sáp, rệp muội,… trên lúa, cây ăn quả như cam, quýt,... và nhiều cây ăn trái khác.
Hình thuốc trừ sâu Map Judo 25WP
5. Thuốc trừ sâu nội hấp có độc hại không?
a. Đối với môi trường và hệ sinh thái bên ngoài
Thuốc trừ sâu nội hấp đã làm cho môi trường nước, không khí và đất ngày càng ô nhiễm. Việc sử dụng liên tục thuốc trừ sâu nội hấp sẽ làm giảm sự đa dạng sinh học. Thuốc trừ sâu nội hấp ảnh hưởng xấu nhiều nhất đến tôm, cá.
b. Đối với con người
Thuốc trừ sâu nội hấp có thể ảnh hưởng xấu đến con người. Khi con người tiếp xúc trực tiếp, thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua da, miệng, mắt, thở và gây độc.
6. Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu nội hấp
Để thuốc trừ sâu nội hấp được phát huy tối đa hiệu quả phòng trừ đối tượng gây hại thì nhà nông cần phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách.
Khi sử dụng thuốc trừ sâu nội hấp cần chú ý thực hiện:
- Thuốc phải được cất giữ nơi cao có khóa cẩn thận xa tầm với của trẻ em.
- Đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng. Chỉ dùng thuốc khi đã được đăng ký chính thức (ghi trên nhãn).
- Mang dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc như khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ. Cần lưu ý đặc biệt cho thuốc xử lý hạt giống.
- Cẩn thận khi pha thuốc để tránh thuốc tiếp xúc vào da, mắt, ...
- Kiểm tra bình phun trước khi sử dụng. Nên rửa bình phun kỹ trước và sau khi sử dụng.
- Không phun ngược chiều gió.
- Không ăn, uống trong khi tiếp xúc với thuốc.
- Tắm rửa sạch sau khi tiếp xúc với thuốc.
- Thu gom bao bì đã qua sử dụng, không vứt bừa bãi, đặc biệt là ở nơi gần nguồn nước.
Hi vọng với những thông tin Nông Dược XANH chia sẻ trên đây, Nhà nông đã hiểu rõ hơn về thuốc trừ sâu nội hấp. Khi mua thuốc trừ sâu, bà con hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì, tuân thủ đúng quy định để đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người tiêu dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0966616664 để được Nông dược xanh tư vấn chi tiết và miễn phí nhé!