Nguyên nhân gây bệnh cho cây ăn trái luôn là điều khiến bà con nông dân lo lắng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thu hoạch. Bà con hãy theo dõi bài viết sau đây từ Nông dược XANH để hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Nguyên nhân gây bệnh cho cây ăn quả từ sâu, côn trùng và động vật
Thời tiết nóng bức, ít mưa tạo điều kiện thuận lợi nhiều loại sâu bệnh hoạt động chính là nguyên nhân gây bệnh cây trồng. Dưới đây là một số loại thường xuất hiện:
- Bọ xít xanh: Loại côn trùng này dài khoảng 10-15mm, màu xanh lục đặc trưng. Bọ xít non và trưởng thành đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ.
- Châu chấu: Loài côn trùng nguy hiểm có khả năng sinh sản nhanh, gây hại mạnh, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Châu chấu dài khoảng 10-15mm, thân màu nâu vàng, có nhiều lông nhỏ.
- Sâu vẽ bùa: Loài sâu này dài khoảng 2mm, khó phát hiện bằng mắt thường, sinh sản nhanh. Sâu đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo ra những đường ngoằn ngoèo làm giảm diện tích quang hợp của cây.
- Rầy chổng cánh: Kẻ thù của cây ăn quả có múi như cam, bưởi, quýt… loại rầy này ít bay, di chuyển chậm chạp. Chúng làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả.
- Tuyến trùng ký sinh: Là một nhóm giun tròn ký sinh kích thước nhỏ bé. Tuyến trùng ký sinh trên rễ, chích hút dinh dưỡng và cản trở sự phát triển của rễ, khiến rễ ngắn, mập, cong queo và có màu nâu sẫm.
- Nhện đỏ: Là côn trùng có kích thước khoảng 0.3 - 0.5 mm gây hại cho cây ăn quả, cây hoa và rau màu. Chúng chích hút nhựa cây ở lá, làm cho lá bị vàng úa, rụng sớm.
Nhện đỏ gây hại cây bưởi
Nguyên nhân gây bệnh cho cây ăn quả từ phương pháp canh tác không hợp lý
Sử dụng đất trồng không hợp lý mở đường cho các loại nấm bệnh, vi khuẩn gây hại nguyên nhân gây bệnh cây trồng sinh sôi, cụ thể:
Chỉ trồng một loại cây
Trồng độc canh trên cùng một mảnh đất trong nhiều năm liên tiếp dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khỏe cây trồng, bao gồm:
- Tích tụ mầm bệnh: Trồng cùng một loại cây trong thời gian dài, đất sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh gây hại cho cây phát triển mạnh. Ví dụ: Trồng cây có múi liên tục khiến cây dễ mắc bệnh đốm nâu, thán thư.
- Gây mất cân bằng hệ sinh thái: Việc thiếu đa dạng trong canh tác dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, tạo điều kiện cho sâu bệnh có hại phát triển và lây lan nhanh chóng.
- Suy yếu sức đề kháng cây trồng: Trồng độc canh khiến cây liên tục sử dụng cùng một loại dinh dưỡng trong đất, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các vi chất cần thiết làm cây suy yếu sức đề kháng.
- Khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liên tục để phòng trừ sâu bệnh trong canh tác độc canh dẫn đến kháng thuốc làm cho kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.
Trồng một loại cây gây mất cân bằng sinh thái
Xem thêm: Chăm sóc thanh long sau thu hoạch - tiền đề đi đến mùa vụ bội thu
Sử dụng nước và phân bón quá nhiều
Quản lý phân bón và nguồn nước không đúng cách sẽ có những hệ lụy sau:
- Tổn thương rễ: Tưới nước quá nhiều đất sẽ bị úng nước dẫn đến rễ cây không thể hô hấp được oxy sẽ làm giảm khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây.
- Vi khuẩn phát triển: Môi trường đất ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn gây hại phát triển như Fusarium, Verticillium, Rhizoctonia.
- Ngộ độc muối: Nguyên nhân gây bệnh cây chính việc sử dụng lượng lớn phân bón hóa học đặc biệt là phân đạm làm tăng nồng độ muối trong đất gây độc cho rễ cây, khiến rễ bị tổn thương.
- Gây ô nhiễm môi trường: Phân bón dư thừa trong đất có thể bị rửa trôi xuống nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường nước.
Chọn giống cây trồng kém chất lượng
Sử dụng cây giống không đạt chuẩn dẫn đến các hệ quả như:
- Giảm chất lượng trái: Cây trồng từ giống không đạt chuẩn có năng suất thấp hơn, chất lượng trái không đồng đều, hương vị kém.
- Mất khả năng chống chịu: Cây từ giống không rõ nguồn gốc không có khả năng chống chịu hạn mặn, sâu bệnh, dễ chết.
- Gây khó khăn trong tiêu thụ: Chất lượng trái cây thấp khiến sản phẩm có giá bán thấp trên thị trường.
Chọn cây giống đạt chuẩn trước khi gieo trồng
Sử dụng biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn có hại chưa đúng cách
Đất trồng là môi trường sống của nhiều loại vi khuẩn khi áp dụng sai biện pháp bảo vệ cây sẽ là cơ hội cho vi khuẩn có hại:
- Vi khuẩn phát triển mạnh: Lạm dụng hoặc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách khiến vi khuẩn gây hại kháng thuốc.
- Gây hại cho môi trường: Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học quá nhiều gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
- Giảm hiệu quả phòng trừ: Bà con nông dân áp dụng biện pháp phòng ngừa không phù hợp với loại vi khuẩn có hại là nguyên nhân gây bệnh cây đồng thời làm lãng phí thời gian và công sức.
Phát hiện sớm nguyên nhân gây hại cho cây ăn quả là bước đầu để có biện pháp xử lý kịp thời. Cùng với sự chăm sóc tỉ mỉ, bà con hoàn toàn có thể bảo vệ được vườn cây ăn quả của mình khỏi các loại bệnh hại.
Để mua các sản phẩm nguồn gốc sinh học chất lượng và chính hãng, bà con hãy liên hệ với Nông dược XANH qua hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết.