Bệnh nứt thân xì mủ - Cách phòng ngừa hiệu quả

Biên tập bởi CTVĐăng 4 tháng trước2800

Bệnh nứt thân xì mủ là căn bệnh thường gặp trên cây sầu riêng khiến cho cây không thể phát triển. Chính vì thế, Nông Dược XANH sẽ cung cấp kiến thức cần thiết về căn bệnh này và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

Tác nhân gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Nguyên nhân chính của bệnh là do vi khuẩn nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm sẽ gây bệnh trên hầu hết các bộ phận từ rễ đến thân, lá, hoa và quả. 

Nấm bệnh tồn tại trong môi trường đất, gây hại cho cây sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc bắt đầu ươm mầm cho đến khi trưởng thành và đang cho hoa quả.  

dac-diem-cua-nam-phytophthora.png

Vi khuẩn nấm Phytophthora sp. gây nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Điều kiện phát sinh bệnh

  • Với điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao và mưa gió nhiều, nấm sẽ dễ dàng thâm nhập vào cây sầu riêng gây bệnh xì mủ. 
  • Trong điều kiện trồng có mật độ cao và dày đặc, nấm sẽ phát triển mạnh. Đào hố trồng thấp nên gốc luôn trong tình trạng ẩm thấp, cành chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng, hệ thống thoát nước kém,...
  • Do vườn sầu riêng được trồng trên nền đất cũ mà trước đó các cây là ký chủ của nấm như cây cao su, hồ tiêu, dừa,...
  • Không kiểm tra vườn thường xuyên nên không phát hiện kịp thời trong giai đoạn nấm mới bắt đầu lây lan. 

Triệu chứng cây sầu riêng bị bệnh nứt thân xì mủ

Sau đây sẽ là một số các triệu chứng của câu sầu riêng khi đã bị nhiễm bệnh, mời bà con cùng tham khảo để nhận định đúng tình trạng của cây.

Triệu chứng ở rễ

Rễ non mắc phải tình trạng thối rữa, có màu nâu đen, rễ chết khiến cây chậm phát triển hơn. Sau đó, nấm bệnh lây lan dần đến phần thân cây, làm chảy nhựa và cây không thể phát triển được nữa. 

Triệu chứng trên thân và cành 

Đối với phần thân, nhựa chảy trên bề mặt vỏ, bết bệnh ướt và có màu nâu. Vỏ thân và gỗ phía dưới bị chuyển dần sang màu hồng nhạt, có xuất hiện bớt tím, viền gợn sóng và bệnh lan dần vào bó mạch. 

Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu đậm dọc theo thân và cành, cây sẽ bị bệnh nặng và không thể phát triển.

trieu-chung-nut-than-xi-mu-tren-cay-sau-rieng.png

Nhựa chảy trên bề mặt vỏ phần thân cây

Triệu chứng ở lá

Những đốm đen nâu nhỏ sẽ xuất hiện trên mặt lá và lan một cách nhanh chóng. Màu sắc của lá sẽ chuyển từ vàng sang màu nâu chỉ sau vài ngày, lá bị nhũn, khô dần và rụng theo từng cành hoặc chỉ rụng một phía của cây.

Triệu chứng ở trái 

Ban đầu, những vết chấm nhỏ màu nâu đen sẽ xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả. Sau đó, nhanh chóng phát triển thành hình tròn hay loang lổ, có màu nâu trên vỏ. 

Khi quả già đi, vết bệnh nứt ra và phần thịt bên trong bị thối, xuất hiện nhiều sợi nấm trắng và làm cho quả sầu riêng rụng trước sớm. 

benh-thoi-trai-tren-cay-sau-rieng.png

Triệu chứng nhiễm bệnh trên trái sầu riêng 

Cách trị bệnh thối thân xì mủ cho cây sầu riêng 

Sau đây sẽ là một số cách trị bệnh thối thân xì mủ cho cây sầu riêng đã được Nông Dược Xanh tổng hợp. Những thông tin này sẽ giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng tránh và chữa trị căn bệnh nguy hiểm này. 

Bôi thuốc trực tiếp vào vết bệnh 

Cách này có thể áp dụng đối với những cây sầu riêng đã bị xì mủ nặng, vết bệnh đã ăn sâu vào phần lõi thân.

 Bà con hãy dùng dao sạch nạo hoàn toàn vết bệnh bị nấm tấn công. Tiếp đến, dùng các hoạt chất điều trị nấm như: Agrifos, Ridomil, … pha với nước tỉ lệ 1/1, quét trực tiếp vào vết bệnh đã được nạo sạch. 

cach-tri-benh-nut-than-xi-mu-tren-sau-rieng.png

Bôi thuốc áp dụng đối với những cây sầu riêng đã bị xì mủ nặng

Tiêm thuốc vào thân cây sầu riêng

Bà con chuẩn bị một xi lanh có chứa 60ml dung dịch, một máy khoan cầm tay và một mũi khoan 6mm, chọn những chỗ có da biểu bì khoẻ mạnh trên thân cây, khoan một góc 45 độ sâu từ 3cm-4cm. 

Sau đó tiêm thuốc loại Lân 2 chiều; pha thuốc với tỉ lệ 1/1 và trám lỗ khoan bằng vôi bột ẩm. Đây là biện pháp khá hiệu quả đối với cây sầu riêng nhưng lại mất khá nhiều thời gian và công sức nên không được áp dụng phổ biến.

tiem-thuoc-tri-benh-nut-than-xi-mu.png

Tiêm thuốc là phương pháp hiệu quả nhưng tốn thời gian và công sức

Phun thuốc phòng ngừa nấm 

Hãy thường xuyên làm việc này định kỳ 1 tháng/lần đối với những vườn khỏe mạnh và tăng liều đối với vườn đã có một vài cây nhiễm bệnh.  Điều này giúp hạn chế tình trạng bùng dịch và lây lan mạnh giữa các cây trồng. 

Các hoạt chất được sử dụng như: Mancozeb, Metalaxyl, (Phosphonate), Mono-potassium phosphonate,.. Hãy phối hợp vài hoạt chất khác trong các lần phun hoặc thay đổi đan xen để tránh tình trạng kháng thuốc của nấm. 

Bổ sung vi nấm đối kháng cho đất để loại bỏ nguồn bệnh

Hãy định kỳ bổ sung nấm Trichoderma cho đất trồng để hạn chế hoạt động của nấm bệnh. Định kỳ 1 đến 1,5 tháng/lần, giữ mặt đất ẩm sau khi tưới để nấm Trichoderma phát triển. 

Đừng quên dọn sạch cỏ ở gốc, cắt tỉa cành mọc sát mặt đất để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm nấm từ đất lên.

Lời kết 

Mong rằng bài biết của Nông Dược XANH đã giúp bà con có thêm kiến thức về căn bệnh nứt thân xì mủ ở sầu riêng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí