Bệnh lở cổ rễ là một bệnh hại nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và năng suất cây trồng với các biểu hiện như các chấm đen nhỏ ở gốc thân cây, sau đó lan nhanh quanh cổ rễ làm cây héo, rễ bị thối nhũn… Hiểu được nỗi lo lắng này của bà con Nông dược XANH hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị bệnh thông qua bài viết bên dưới.
1. Bệnh lở cổ rễ là gì?
Bệnh lở cổ rễ là bệnh thực vật phổ biến do các loại nấm như Rhizoctonia solani Kuhn, Pythium, Fusarium,... gây ra. Khi cây mắc bệnh phần gốc và cổ rễ cây bị mục, mềm, có màu khác với vỏ cây. Phần vỏ bị rộp và khô teo lại dần dần. Cây sẽ héo và chết nếu không được xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh lở cổ rễ ở cây trồng
Bệnh lở cổ rễ xuất hiện do nhiều lý do khác nhau, nhưng phổ biến nhất là vì:
a. Các loại nấm gây bệnh lở cổ rễ
Gồm những loại nấm sau:
- Rhizoctonia solani: Loài nấm phổ biến gây nấm lở cổ rễ, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ ấm và ẩm.
Pythium spp.: Gây bệnh ở giai đoạn cây con đến khi rễ cây trưởng thành. - Phytophthora spp.: Xuất hiện trong điều kiện đất ẩm và thoát nước kém.
- Fusarium spp.: Gây thối rễ và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.
Bệnh thối cổ rễ cây lạc
b. Điều kiện môi trường thuận lợi phát triển
- Độ ẩm cao: Mưa nhiều hoặc tưới quá mức tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.
- Nhiệt độ: Sự kết hợp nhiệt độ ấm với độ ẩm cao cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Gió: Lan truyền bào tử nấm hoặc vi khuẩn từ cây này sang cây khác dẫn đến lây lan bệnh.
3. Các loại cây thường gặp bệnh lở cổ rễ
Cây trong giai đoạn còn non hoặc mới được gieo trồng ở các vùng chuyên canh gặp thời tiết nóng ẩm sẽ dễ dàng mắc bệnh lở cổ rễ:
- Rau màu: Cà chua, dưa chuột, ớt, cải bắp, rau bina, xà lách, cà rốt, củ cải,…
- Họ đậu: Đậu nành, đậu Hà Lan, đậu đen, và đậu xanh,....
- Hoa: Cẩm chướng, hoa cúc, hoa hồng, hoa ly,...
- Cây ăn quả: Cam, chanh, quýt, và bưởi,...
- Cây lương thực: Lúa mì, ngô, lúa,...
- Cây trồng trong chậu: Cây cảnh, bonsai, cây trong nhà,... cũng mắc bệnh lở cổ rễ nếu đất trồng không được thoát nước tốt.
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh lở cổ rễ
Bà con có thể quan sát những dấu hiệu cây đang bị lở cổ rễ trong từng giai đoạn:
- Cây con: Cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi. Bệnh tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
- Cây lớn: Bệnh xâm nhập vào phần gốc làm cho mô vỏ bị thối nâu, nâu đen, nâu đỏ hoặc viền vùng thối không đều. Thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây nhiễm bệnh có thể bị ngã, chậm phát triển và chết.
Dấu hiệu bệnh lở cổ rễ
5. Cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ
Để ngăn ngừa bệnh lở cổ rễ ở cây trồng, Bà con áp dụng các biện pháp sau:
a. Phòng bệnh
Xử lý đất trước khi gieo bằng cách đốt rơm rạ, phủ nilon phơi nắng vài tuần hoặc xử lý vôi. Thường xuyên bổ sung nấm đối kháng, nấm cộng sinh để hạn chế vi sinh vật có hại.
b. Kỹ thuật canh tác
Trước tiên, bà con vệ sinh đồng ruộng đúng cách, cày bừa kỹ, san phẳng ruộng để đất thoáng tránh đọng nước. Chọn giống khỏe mạnh, trồng cây khác họ (luân canh) để giảm nguồn bệnh. Hạn chế dùng nước tưới chưa qua xử lý và tránh bón nhiều phân đạm.
c. Các giống cây có khả năng chống chịu bệnh lở cổ rễ
Các giống cây được lai tạo thường có khả năng khả năng kháng bệnh tốt, cụ thể:
- Lúa: Giống lúa IR64, Jasmine 85, Swarna,...
- Đậu Hà Lan: Các giống đậu Hà Lan như Wando, Green Arrow,…
- Cà chua: Một số giống cà chua lai tạo có khả năng kháng nấm bệnh như Celebrity, Mountain Pride và Big Beef.
- …
San phẳng ruộng tránh đọng nước
d. Các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cây
Có nhiều phương pháp tăng sức khỏe cho cây như:
- Cân bằng độ pH của đất: Sử dụng chất cải tạo đất như vôi hoặc lưu huỳnh điều chỉnh độ pH, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Sử dụng chất kích thích sinh học: Sử dụng chất kích thích sinh học như tảo nâu, chitosan, acid humic, acid fulvic tăng sức đề kháng của cây.
- Phun vi sinh vật có ích: Sử dụng vi sinh vật có ích như nấm đối kháng trichoderma harzianum, nấm cộng sinh mycorrhizae với rễ cây, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng và nước tốt hơn.
e. Kiểm soát nấm gây bệnh và bảo vệ rễ cây
Để hạn chế nấm có hại xuất hiện bà con nên làm các việc sau:
- Cải thiện thoát nước: Đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt để tránh đọng nước, tạo điều kiện cho nấm gây bệnh phát triển.
- Cân bằng độ ẩm: Duy trì độ ẩm đất ở mức hợp lý, tránh quá ẩm hoặc quá khô.
- Đất trồng phù hợp: Chọn nơi cao ráo, thoát nước tốt và khoảng cách giữa các cây dày vừa phải.
Trồng lúa nước xen canh
6. Cách điều trị cho cây bị lở cổ rễ
Điều trị cho cây bị lở cổ rễ đòi hỏi một sự kết hợp giữa việc áp dụng các phương pháp canh tác hợp lý và sử dụng các hoạt chất hóa học hoặc sinh học.
a. Các phương pháp và hoạt chất điều trị nấm có hại
- Phun ngừa nấm: Sử dụng các loại thuốc như copper B, booc đô 1%, dithane M45, benlat C 50 WP, anvil 5 SC, rovral 50 WP, appencarb super 50 SL, và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.
- Đặc trị: Dùng khi bệnh xuất hiện và phát triển, phun thuốc định kỳ các thuốc có hoạt chất như azoxystrobin, validamycin hoặc hỗn hợp mandipropamid + chlorothalonil phun từ 7-10 ngày/lần. Tiếp đến, phun thuốc từ 1 đến 2 lần sau khi ra bông.
Mật độ trồng cây vừa phải
b. Hướng dẫn cụ thể về cách áp dụng các biện pháp điều trị
Khi phát hiện nhiễm nấm, bà con cần làm các việc:
- Loại bỏ cây bị bệnh ngay khi phát hiện để tránh lây lan.
- Phun kỹ lên thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc vào buổi sáng và chiều mát.
- Phun thuốc lần thứ hai sau 5 ngày nếu cần thiết.
- Xới mặt luống giúp giảm độ ẩm đất, hạn chế lây lan bệnh.
Bệnh lở cổ rễ là một thách thức lớn đối với người nông dân nhưng việc giám sát thường xuyên cùng với áp dụng các biện pháp bên trên Nông dược XANH hy vọng bà con xử lý bệnh kịp thời mang lại mùa màng bội thu. Để biết thêm thông tin các sản phẩm khác như phân bón lá hữu cơ,…hãy gọi điện hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.