Bệnh đốm nâu trên thanh long| Thuốc trừ mang lại hiệu quả cao

Biên tập bởi CTVĐăng 4 tháng trước2030

Thuốc trừ bệnh đốm nâu là một trong những biện pháp giúp bà con khắc phục mầm bệnh này. Trong bài viết này Nông dược XANH sẽ cung cấp đến bà con thông tin cần thiết về căn bệnh và biện pháp phòng tránh hiệu quả. 

Tác nhân gây bệnh

Bệnh do nấm Neoscytalidium sp. gây ra thường phát triển mạnh vào giai đoạn ra cành non và hoa quả non, đặc biệt là trong thời tiết mưa nhiều hoặc sương mù, khi độ ẩm cao và ít ánh nắng. Đây là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của bệnh…

Nấm chỉ xâm nhiễm vào phần đỉnh của cành thanh long (khoảng 3-4 cm từ đầu ngọn cành) hoặc tược non, hoa non và trái non trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào được phát hiện trên cành trưởng thành là kết quả của sự xâm nhập vào phần đỉnh của cây hoặc tược non mới nảy mầm.

Điều kiện phát sinh dịch hại

Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, gây ra tổn hại nặng cho những vườn trồng thanh long rậm rạp và được bón nhiều phân đạm.

Bệnh lan truyền chủ yếu qua hom giống, cành và quả bị bệnh giải phóng bào tử qua gió và nước. Bào tử nấm nảy mầm trên bề mặt tiếp xúc trước khi xâm nhập vào mô, gây ra các vết thương và phá hủy cả cành lẫn quả thanh long.

nguyen-nhan-gay-benh-dom-nau-tren-thanh-long.jpg

Bệnh bắt nguồn từ nấm Neoscytalidium

Triệu chứng và tác hại của bệnh

Bệnh thường xâm nhập vào các phần non của cây trước, rồi lan sang các phần bánh tẻ sau đó. 

Trên cành: các vết bệnh ban đầu xuất hiện dưới dạng những vòng tròn nhỏ, lõm vào, và sau vài ba ngày, chúng chuyển thành màu trắng, sau đó thành màu vàng chanh. Giữa các vết bệnh có chấm nâu, và cuối cùng các vết này trở thành màu nâu, hơi nổi lên.

Khi bệnh trở nặng, nhiều vết bệnh sẽ hợp lại với nhau tạo thành các mảng lớn trên cành thanh long. 

Trên quả: Triệu chứng gây hại tương tự như trên cành làm cho quả sần sùi khô từng mảng, bệnh nặng có thể gây nám (sạm) cả quả.


 hau-qua-benh-dom-nau-tren-thanh-long.jpg

Bệnh đốm nâu thường diễn biến chậm 

Thuốc trừ bệnh đốm nâu và một số biện pháp phòng trừ hiệu quả

Để quản lý bệnh đốm nâu hiệu quả, cần áp dụng Chiến lược Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM).

Biện pháp hóa học

Trong mùa mưa

  • Không cần phun thuốc nếu vườn không có triệu chứng bệnh và không có tược non.
  • Nếu vườn không có triệu chứng bệnh nhưng có tược non hoặc vườn lân cận bị nhiễm bệnh, phun thuốc trừ nấm tiếp xúc trước mưa với Mancozeb hoặc Propineb.
  • Nếu vườn có triệu chứng bệnh cũ hoặc tược non bị nhiễm bệnh, sử dụng thuốc đặc trị với difenoconazole và azoxystrobin 10-14 ngày/lần. Không sử dụng thuốc tiếp xúc chứa Mancozeb hoặc
  • Propineb trong mùa mưa vì không hiệu quả đối với bệnh đốm nâu.

Trong mùa khô

  • Không cần phun thuốc nếu vườn không có triệu chứng bệnh.
  • Nếu vườn có triệu chứng bệnh cũ và dự báo sẽ mưa, phun thuốc trừ nấm tiếp xúc như Mancozeb hoặc Propineb trước mưa.
  • Nếu chưa kịp phun trước mưa, cần phun thuốc đặc trị ngay sau mưa hoặc sớm nhất có thể bằng difenoconazole và azoxystrobin (Amistar-Top).

Lưu ý: 

Chỉ phun trên đỉnh sinh trưởng, tược non, nụ hoa và trái non; không cần phun phủ tán vì cành trưởng thành miễn nhiễm.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

thuoc-bvtv-tru-benh-dom-nau.png

Thuốc BVTV hóa học để phòng trừ và diệt nấm bệnh 

Biện pháp canh tác

  • Giữ vườn không quá rậm rạp để tránh tích tụ bào tử nấm và tăng độ ẩm.
  • Loại bỏ các cành, quả bị nhiễm bệnh, không để lại trong vườn hoặc vứt xuống nguồn nước, thu gom và tiêu hủy khỏi vườn.
  • Đảm bảo mật độ trồng phù hợp và tạo không gian thông thoáng để cây phát triển.
  • Sử dụng hom giống không mang bệnh, không sử dụng các cành đã nhiễm bệnh.
  • Bón phân cân đối, tránh sử dụng phân đạm quá mức, tăng cường phân bón hữu cơ và bổ sung canxi, silic để tăng sức đề kháng cho cây.
  • Sử dụng nấm Trichoderma kết hợp với phân hữu cơ để kiểm soát bệnh trong đất.
  • Loại bỏ các cành không có khả năng cho trái để giảm thiểu sự phát triển của bệnh; hạn chế tược non trong mùa mưa để giảm nguy cơ nhiễm nấm.
     

bien-phap-canh-tac-benh-dom-nau-tren-thanh-long.jpg

Xử lý giống để triệt để nấm bệnh và tăng tỷ lệ nảy mầm 

>>> Xem thêm: Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trị hiệu quả.

Lời kết  

Mong rằng bài viết của Nông Dược XANH đã cung cấp cho bà con những kiến thức cần thiết về thuốc trừ bệnh đốm nâu trên thanh long. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ​​gọi điện hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết.