Tuyến trùng rễ đang là mối đe dọa lớn đối với cây trồng, gây thiệt hại đến 12,3% sản lượng nông nghiệp toàn cầu. Vì vậy, trong bài viết này, Nông Dược XANH sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp Bà con bảo vệ mùa màng khỏi sự tấn công từ tuyến trùng rễ.
1. Tuyến trùng là gì?
Tuyến trùng là một nhóm động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn, có kích thước vô cùng nhỏ bé, chỉ tầm dưới 1mm, đòi hỏi phải quan sát dưới kính hiển vi mới có thể nhìn thấy. Loài đầu tiên được xác định trên thế giới là là Anguina tritici.
Đây là một nhóm động vật đa dạng với khả năng thích nghi cao, sinh sống ở nhiều môi trường khác nhau. Nhóm này được chia thành hai loại chính: tuyến trùng có lợi và có hại.
- Tuyến trùng có lợi: Loại động vật này giúp kiểm soát các loại côn trùng gây hại. Chúng tiêu diệt bằng cách tiêm vi khuẩn cộng sinh vào cơ thể vật chủ. Một số loài tuyến trùng còn giúp ức chế vi sinh vật có hại và hỗ trợ phân giải chất hữu cơ.
- Tuyến trùng có hại: Loại tuyến trùng này gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng. Chúng chích hút dinh dưỡng từ rễ, khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc. Một số loài còn tấn công thân, lá và hoa của cây, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Tuyến trùng rễ gây hại cho nhiều loại cây
2. Đặc điểm của tuyến trùng
Tuyến trùng thực vật ký sinh trong các mô tế bào cây trồng, chích hút và bơm độc tố vào rễ, khiến chúng bị tổn thương, cản trở khả năng hút nước cũng như dinh dưỡng. Hệ quả là cây sinh trưởng kém, vàng lá, thậm chí là chết.
Tuyến trùng khiến rễ cây bị tổn thương nghiêm trọng
Tuyến trùng có thể xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt nhiều vào mùa mưa. Mật độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm đất, số lượng rễ cây, kết cấu đất, độ pH và oxy trong đất.
- Loài sinh vật này không thể tồn tại trong đất khô nhưng có thể sống trong môi trường đất có độ ẩm 100%.
- Mật độ tuyến trùng càng cao nếu rễ cây phát triển mạnh và ngược lại.
- Theo nhiều nghiên cứu, đất sét ít bị nhiễm tuyến trùng hơn so với đất cát.
- Đất có độ pH thấp (đất chua) sẽ có mật độ tuyến trùng cao hơn.
- Tuyến trùng sử dụng một "kim hút" chuyên dụng để xâm nhập vào tế bào thực vật. Nhờ "kim hút" này, chúng bơm men tiêu hóa vào tế bào, phá vỡ cấu trúc và biến thành dạng dễ hấp thu. Sau đó, tuyến trùng hút chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa vào cơ thể, tạo ra các "điểm chuyên hóa" tại vị trí ký sinh.
- Tuyến trùng di chuyển và ký sinh trong rễ cây, gây hại ở mọi giai đoạn phát triển. Chúng phá hoại tế bào rễ, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh tấn công. Chu kỳ phát triển của tuyến trùng chỉ từ 45 đến 55 ngày, dẫn đến nhiều thế hệ ký sinh trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, gây ảnh hưởng nặng nề đến sản phẩm.
3. Hình thức sinh sản của tuyến trùng
Hình thức sinh sản của tuyến trùng mang những đặc điểm:
- Hầu hết đều sinh sản hữu tính bằng cách đẻ trứng.
- Một con tuyến trùng cái có thể đẻ từ một đến hàng ngàn trứng, được bảo vệ trong túi trứng.
- Trứng tuyến trùng có khả năng "ngủ" trong 1 đến 2 năm khi môi trường sống không thuận lợi.
- Giới tính khá phức tạp và có sự khác biệt giữa các loài.
- Việc hình thành giới tính thường diễn ra vào giai đoạn cuối của tuổi 3.
- Một số loài tuyến trùng chủ yếu là lưỡng tính.
4. Hình thức ký sinh của tuyến trùng trên rễ cây
Tuyến trùng ký sinh trên rễ cây theo ba hình thức chính:
Đầu tiên là tuyến trùng nội ký sinh. Đây là nhóm tuyến trùng xâm nhập vào bên trong rễ cây, gây hại trực tiếp cho tế bào, tạo ra các nốt sần và u sưng. Chúng gây hại cho nhiều bộ phận rễ, làm biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.
Ngoài ra, loại tuyến trùng này còn tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, gây thối rễ, vàng lá, chết cây. Từ đó chúng gây thiệt hại năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Meloidogyne spp. là đại diện tiêu biểu cho nhóm tuyến trùng nội ký sinh, gây hại cho nhiều loại cây trồng quan trọng như cà phê, tiêu, bông, khoai tây, cà chua,...
Tuyến trùng kí sinh vào rễ và gây hại
Ngoại ký sinh là loại tuyến trùng sống bên ngoài rễ, dùng kim chích hút dinh dưỡng. Chúng di chuyển trong đất và nước, gây hại cho nhiều loại cây trồng. Loại này truyền bệnh virus cho cây, đặc biệt là thanh long và cà phê. Ví dụ: Pratylenchus, Xiphinema.
Bán nội ký sinh có một phần cơ thể tuyến trùng chui vào rễ, phần còn lại ở ngoài. Gây ra nốt sần trên rễ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ví dụ: Tylenchulus Rotylenchulus spp.
5. Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị tuyến trùng rễ ký sinh
Phát hiện sớm và chính xác dấu hiệu nhiễm tuyến trùng rễ là chìa khóa cho việc phòng trừ hiệu quả, một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:
a. Dấu hiệu trên cây trồng cạn
Nhiều loại cây trồng cạn như cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả,... thường xuyên bị tuyến trùng tấn công và gây hại. Dấu hiệu dễ nhận biết là rễ cây xuất hiện những khối u sần, cây còi cọc, héo úa, thiếu sức sống.
Do tuyến trùng cản trở khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây, lá có thể bị xoắn lại, vàng úa, rụng sớm, thậm chí chết mầm. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường không đồng đều trên toàn vườn vì mật độ phân bố của sinh vật gây hại không đều.
Cây có rễ bị tuyến trùng không trực tiếp gây chết cây ngay lập tức nhưng sẽ không thể phát triển bình thường, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng. Nguy hiểm hơn, chúng tạo ra các vết thương trên rễ, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác xâm nhập.
Ví dụ trên cây cà phê. Khi bị tuyến trùng rễ tấn công, lá vàng chuyển nâu, thối rễ, còi cọc, mất nhánh non, chết cây. Năng suất giảm do rễ tổn thương, di chuyển lên thân, hút rễ sinh trưởng, khiến cây ngừng phát triển, lá vàng đốm.
Tuyến trùng rễ tấn công trên cây cà phê
b. Dấu hiệu trên cây rau màu, lúa nước
Tác hại của tuyến trùng trên cây rau màu và cây lúa:
Cây rau màu:
Loại tuyến trùng phổ biến: Meloidogyne spp.
Triệu chứng:
- Trên mặt đất: Cây còi cọc, sinh trưởng kém, lá vàng. Nặng có thể chết cây.
- Dưới mặt đất: Rễ sưng phồng, chuyển từ trắng sang nâu rồi nát, đen kịt.
Củ từ đen kịt vì bị tuyến trùng rễ tấn công
Cây lúa:
Loại tuyến trùng phổ biến: Meloidogyne graminicola.
Triệu chứng:
- Xuất hiện sau khoảng 1 tháng tuổi.
- Phát triển mạnh trên đất khô hạn, chua, bón nhiều lân supe.
- Cây lùn, vàng lá, chậm phát triển.
- Rễ trắng nhưng ngắn, có bướu 1-2mm ở nhiều đoạn hoặc chóp rễ.
- Cây còi cọc, kém phát triển.
6. Tác hại của bệnh tuyến trùng rễ đối với cây trồng
Bệnh tuyến trùng rễ gây cản trở sự phát triển và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi bị chúng tấn công, cây trồng sẽ có các biểu hiện như: Sinh trưởng chậm, còi cọc, lá vàng, rụng lá, năng suất và chất lượng giảm sút. Nặng hơn, cây có thể chết hoàn toàn.
Cây còi cọc do nhiễm tuyến trùng rễ
Tuyến trùng rễ không chỉ gây hại trực tiếp mà còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác xâm nhập, lây lan nhiều bệnh nguy hiểm cho cây trồng.
Do đó, việc phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ giúp bảo vệ mùa màng, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, góp phần mang lại lợi nhuận cho Bà con.
7. Cách trị tuyến trùng rễ
Tuyến trùng rễ là một loại sinh vật gây hại nguy hiểm cho cây trồng, Bà con có thể lựa chọn một trong các cách trị dưới đây để bảo vệ mùa màng và tăng lợi nhuận.
a. Xử lý tuyến trùng bằng các phương pháp hóa học hiệu quả
Khi bị gây hại nặng, Bà con cần sử dụng thuốc trừ tuyến trùng để bảo vệ cây trồng. Các loại thuốc hóa học được dùng tùy theo bộ phận cần sử dụng. Tưới hoặc phun gốc thì Bà con có thể dùng Velum, Nitmiz. Map logic là loại thuốc phù hợp để rải gốc.
Thời điểm sử dụng thuốc tốt nhất: Đầu mùa mưa và đầu mùa khô.
Cách sử dụng:
- Hòa tan thuốc với nước: Phun hoặc tưới cho ướt đẫm gốc cây.
- Trộn thuốc với phân bón hữu cơ: Bón cho cây.
Tuyến trùng rễ là một mối nguy hại tiềm ẩn cho bất kỳ nhà vườn nào. Việc phòng trừ chúng hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp nhiều biện pháp, bao gồm sử dụng giống cây trồng kháng bệnh, luân canh cây trồng hợp lý,...
Velum dùng cho gốc cây
b. Biện pháp canh tác khoa học
Các biện pháp canh tác khoa học để ngăn chặn tuyến trùng rễ hại cây trồng:
- Trồng luân canh: Thay đổi loại cây trồng theo mùa vụ để cắt đứt vòng đời của tuyến trùng, hạn chế sự phát triển và lây lan của chúng.
- Sử dụng giống kháng bệnh: Chọn các giống cây có khả năng chống chịu tốt với tuyến trùng rễ, giúp giảm thiểu thiệt hại do chúng gây ra.
- Kiểm tra thường xuyên: Quan sát vườn cây định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Bón phân hợp lý: Sử dụng phân hữu cơ hoai mục thay vì phân bón hóa học để cải thiện cấu trúc đất, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, ức chế sự phát triển của tuyến trùng. Tưới tiêu hợp lý, tránh để đất quá ẩm tạo điều kiện cho tuyến trùng tấn công.
- Duy trì cỏ trong vườn: Giữ lại một ít cỏ trong vườn để phân tán mật độ tuyến trùng, hạn chế sự tập trung của chúng vào cây trồng.
- Xử lý cây bệnh và đất nhiễm: Loại bỏ ngay những cây bị bệnh, tiêu hủy và dọn dẹp sạch sẽ khu vực bị ảnh hưởng. Xử lý đất bị nhiễm tuyến trùng bằng cách bón vôi để tiêu diệt những con còn sót lại.
Giữ lại một ít cỏ để bảo vệ cây trồng
c. Sử dụng phương pháp vật lý để ngăn chặn tuyến trùng rễ
Phương pháp vật lý tận dụng sự tương thích của tuyến trùng với nhiệt độ và môi trường để phòng trừ tuyến trùng rễ. Biện pháp này giúp hạn chế sự phát triển và tiêu diệt một số loại cơ bản.
Phương pháp vật lý ngăn chặn tuyến trùng có chi phí khá cao
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tuyến trùng không thể chịu nổi nhiệt độ trên 60°C. Do đó, sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt tuyến trùng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian và chi phí cao hơn so với các biện pháp khác.
Vì vậy, Bà con cần cân nhắc kỹ lưỡng điều kiện kinh tế trước khi áp dụng phương pháp vật lý để phòng trừ tuyến trùng rễ.
Nếu việc tự tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng trừ tuyến trùng rễ gặp nhiều khó khăn, Bà con hãy có thể liên hệ ngay với Nông dược XANH qua hotline 09.6661.6664 để được tư vấn chi tiết và miễn phí!